Thuật ngữ con ngoài giá thú chắc hẳn không còn xa lạ với người dân trong thời buổi hiện nay. Đứa trẻ này là kết quả của những cặp vợ chồng có con trước khi kết hôn hoặc khi đã kết hôn mà có con với người khác. Con ngoài giá thú là đứa trẻ đã chịu nhiều thiệt thòi, do đó, pháp luật đã quy định cụ thể các quyền lợi mà đứa trẻ này được hưởng nhằm cân bằng lại lợi ích giữa những đứa con. Vậy cụ thể, Quyền lợi của con ngoài giá thú được quy định thế nào? Con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không? Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú đối với cha mẹ được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X làm rõ vấn đề này ngay sau đây nhé. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem lại thông tin hữu ích.
Căn cứ pháp lý
Quyền lợi của con ngoài giá thú được quy định thế nào?
Trong pháp luật không có định nghĩa nào về con ngoài giá thú là gì. Tuy nhiên, hiểu theo lẽ thông thường thì con ngoài giá thú là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Theo quy định về con ngoài giá thú của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp đều được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau với cha, mẹ. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của con ngoài giá thú được quy định tại văn bản luật hôn nhân và gia đình.
Quyền lợi của con ngoài giá thú được quy định như sau:
Quyền về khai sinh
- Con ngoài giá thú sinh ra trước khi cha mẹ đăng ký kết hôn nhưng nếu được cha mẹ thừa nhận thì được xác định là con chung. Do đó, con ngoài giá thú có quyền xác định cha, mẹ và có quyền nhận cha, mẹ của mình. Trong trường hợp, cha mẹ không thừa nhận con thì phải đưa được bằng chứng và được Tòa án xác định.
- Việc đăng ký khai sinh xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú.
Quyền về thừa kế
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của một người bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, trong trường hợp có con ngoài giá thú, con được xác định là con đẻ của người để lại thừa kế thì vẫn được hưởng thừa kế từ cha, mẹ.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú có quyền và nghĩa vụ như những đứa con khác theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là như nhau đối với con giá thú:
- Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con
- Chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ
- Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động
- Không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không?
Trước đây dưới chế độ phong kiến hà khắc, có sự phân biệt nặng nề giữa những người con trong gia đình: giữa con cả và con út, con trai và con gái, con chính thức và con ngoại hôn (con giá thú) hay còn được gọi là con ngoại tình, con tư sinh, con hoang. Người mẹ và con ngoài giá thú sống trong chế độ đó thường xuyên bị người đời và những người trong gia đình dèm pha, khinh rẻ, đối xử vô cùng bất công. Pháp luật hôn nhân và gia đình không có sự phân biệt giữa con ngoài giá thú với con ruột.
Do đó, con ngoài giá thú vẫn được hưởng các quyền lợi tương đương với con ruột. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ với con nên con ngoài giá thú phải được hưởng cấp dưỡng tương đương với con ruột, đồng thời cha, mẹ của con ngoài giá thú phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 trong các trường hợp sau:
- Con chưa thành niên.
- Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào:
- Thu nhập.
- Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú đối với cha mẹ
Con sinh ra bằng bất kỳ bằn một phương pháp nào một cách hợp pháp đều được coi là con người và đều có cha, mẹ. Ngược lại, cha và mẹ đều phải có những quyền và nghĩa vụ đối với đứa con mà mình sinh ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào một người con cũng được sinh ra mà bố và mẹ đều là cùng trong một cuộc hôn nhân hợp pháp. Đây là trường hợp mà pháp luật quy định người con ấy là con ngoài giá thú. Giá thú là việc nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với nhau được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú đối với cha mẹ như sau:
– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật hôn nhân đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quyền lợi của con ngoài giá thú” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu đơn sang tên sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của một người bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, trong trường hợp có con ngoài giá thú, con được xác định là con đẻ của người để lại thừa kế thì vẫn được hưởng thừa kế từ cha, mẹ.
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào:
Thu nhập.
Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.