Khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả; việc thay đổi cơ cấu doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi nếu muốn tồn tại lâu dài. Trong quá trình thay đổi doanh nghiệp; vì một số lý do nhất định mà người sử dụng lao động phải chấm dứt hợp đồng; với người lao động. Câu hỏi đặt ra rằng quyền của người lao động khi chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu; quyền của người lao động được giải quyết như thế nào ? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Thay dổi cơ cấu tổ chức , công nghệ là gì ?
Theo quy định của Bộ luật lao động, thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ được hiểu là:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động,;
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
- Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm
- Hoặc vì lý do kinh tế mà công ty thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động, cắt giảm nhân sự.
Những lý do này phải dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó công ty phải tiến hành sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức để phục vụ cho mục tiêu tồn tại và phát triển.
Pháp luật lao động hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xác định; như thế nào là thay đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức, công nghệ dẫn tới việc doanh nghiệp; sử dụng lý do chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu này để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; với người lao động.
Các trường hợp người sử dụng lao động được chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ):
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục; đối với người làm theo (HĐLĐ) không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động; làm theo (HĐLĐ) xác định thời hạn và quá nửa thời hạn (HĐLĐ) đối với người làm theo (HĐLĐ)theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng; mà khả năng lao động chưa hồi phục
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác; theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục; nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
- Chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu., tổ chức; công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sát nhập…
Trong những trường hợp kể trên, người sử dụng lao động được; đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu công nghệ.
Theo quy định tại khoản 3, 4 điều 42 Bộ luật lao động 2019; quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu; công nghệ, doanh nghiệp được quy định như sau:
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ; mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động; phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại; người lao động để tiếp tục sử dụng
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động; có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động; phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
Khi công ty thay đổi cơ cấu doanh nghiệp; mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động; phải xấy dựng phương án sử dụng lao động; lên danh sách những người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời nếu người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu doanh nghiệp; trong trường hợp bố trí được việc làm mới thì phải ưu tiên đào tạo người lao động đã làm việc cho mình; để ổn định cho người lao động.
Quyền của người lao động được hưởng trong trường hợp chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu.
Theo quy định tại khoản 5 điều 42 bộ luật lao động; thì khi thay đổi cơ cấu dẫn đến chấm dứt việc làm của người lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sau:
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm; mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
Kết luận.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu; người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi và chính sách như:
- Được ưu tiên đào tạo lại người lao động khi có công việc mới;
- Khi (HĐLĐ) chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công ty phải trợ cấp cho người lao động những khoản chi phí quy định tại Bộ Luật lao động.
Hi vọng, qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về thủ tục; điều kiện xin cấp phép lao động với người nước ngoài tham gia; công tác giảng dạy tại Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan:
Theo quy định tại khoản 1 điều 47 bộ luật lao động 2019 thì điều kiện hưởng trợ cấp mất việc như sau ” Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.”
Theo quy định tại khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng đối với “Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo quy định tại khoản 3 điều 47 tiền trợ cấp thôi việc là mức lương bình quân 6 tháng gần nhất của người lao dộng * thời gian làm việc thực tế tại công ty.