Luật sư là người giúp đỡ người bị buộc tội, các đương sự trong vấn đề áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi thân chủ yêu cầu. Hiện nay vai trò của luật sư đang ngày càng được nâng cao và trở nên bình đẳng hơn so với phía bên cơ quan tố tụng, bên buộc tội. Việc này được thể hiện qua nguyên tắc bảo đảm xét xử được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Vậy Luật sư trong pháp luật tố tụng hình sự tham gia với tư cách nào? QUyền của luật sư theo pháp luật tố tụng hình sự được quy định ra sao? Luật sư đăng ký bào chữa cho người bị buộc tội như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Quyền của luật sư trong tố tụng hình sự“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật sư là ai?
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Theo đó Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật. Theo yêu cầu của khách hàng, luật sư áp dụng các quy định của pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như: tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.
Theo đặc thù công việc, luật sư sẽ đảm nhân hai vai trò đó là luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Luật sư tư vấn thường sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Còn với luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.
Với các chức năng này hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Quy định về quyền của luật sư trong pháp luật tố tụng hình sự
Theo Điều 21 Luật luật sư, Luật sư có các quyền chung sau đây:
“1. Luật sư có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.”
Luật sư trong pháp luật tố tụng hình sự sẽ tham gia với vai trò là luật sư tranh tụng. Họ có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị buộc tội, bị hại, đương sự của vụ án. Hoặc cũng có thể là người bào chữa cho người bị buộc tội, bị can, bị cáo. Với mỗi vị trí, luật sư sẽ có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Cụ thể như sau:
Người bào chữa
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. (Khoản 1 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Luật sư có thể là người bào chữa. Khi là người bào chữa, luật sư có các quyền sau theo Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
“a) Luật sư;”
Theo đó Luật sư khi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, có các quyền sau:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Khi luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, họ có các quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Thủ tục đăng ký người bào chữa với Luật sư như thế nào?
Luật sư có thể là người bào chữa cho người bị buộc tội thông qua thủ tục đăng ký người bào chữa.
Theo Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về đăng ký người bào chữa như sau:
– Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12 của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC, việc đăng ký bào chữa đói với Luật sư được thực hiện như sau:
– Luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý nơi luật sư đó hành nghề, làm việc;
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý nơi luật sư đó hành nghề, làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, nếu thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa.
Trường hợp luật sư không trực tiếp xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý nơi luật sư đó hành nghề, làm việc để đăng ký bào chữa, thì họ phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bản sao có chứng thực Thẻ luật sư và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
– Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:
a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;
b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.
Từ chối, hủy bỏ việc đăng ký người bào chữa?
Trường hợp từ chối đăng ký bào chữa:
Theo Khoản 5 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:
– Khi thuộc trường hợp không được làm người bào chữa, gồm:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
Trường hợp hủy bỏ đăng ký bào chữa
Theo Khoản 7 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp không được làm người bào chữa như trên;
b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quyền của luật sư trong tố tụng hình sự”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về hồ sơ đăng ký lại khai sinh hoặc muốn tham khảo mẫu văn bản về thủ tục đăng ký khai sinh cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quyền và nghĩa vụ của người tập sự luật sư như thế nào?
- Luật sư tập sự có được tham gia tố tụng không?
- Người bào chữa trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điêu 82 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quyền yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án như sau:
” Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo Khoản 4 Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Luật sư hành nghề trong các lĩnh vực sau:
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư.