Mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, được pháp luật bảo họ về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe; Không bị bạo lực, tra tấn, nhục hình hay dưới bất kỳ hình thức đối xử nào đối với xâm phạm thân thể của người khác trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân luôn được luật pháp đảm bảo.
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ra sao?” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
Bất khả xâm phạm là quyền không thể xâm phạm đến cá nhân, tổ chức hoặc lớn hơn là một quốc gia, một dân tộc và quyền này đã được pháp luật bảo vệ. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định, công dân có hai quyền bất khả xâm phạm được pháp luật bảo vệ là bất khả xâm phạm về thân thể và bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Trong đó, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền quan trọng nhất của mỗi cá nhân, liên quan đến vấn đề sống còn của người đó. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là bất cứ ai cũng không có quyền được xâm hại đến các quyền lợi liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể phải được đảm bảo trong mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh. Cụ thể, tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ về khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể như sau:
- Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc thực hiện các hành vi như bắt, giam, giữ người phải do pháp luật quy định. Có 03 trường hợp pháp luật cho phép bắt người là:
- Viện kiếm sát, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có khả năng tiếp tục phạm tội
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp như: Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người có hành vi vi phạm không thể bỏ trốn; Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của người nào đó có dấu vết của tội phạm
- Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (phải có lệnh truy nã).
- Mọi người đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của pháp luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Ví dụ về vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Gia đình chị A bị trộm phá cửa vào nhà khi cả gia đình đi vắng, tên trộm đã lấy cắp nhiều tài sản có giá trị gồm chiếc xe máy và 2 cây vàng. Khi chị A về nhà phát hiện bị mất tài sản nói trên, chị A đến báo công an xã. Công an xã đã tiến hành bắt giam anh B. Việc làm này của công an xã là đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh B.
Bởi theo quy định của Hiến pháp thì không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Trong trường hợp này thì anh B bị bắt quả tang, công an chỉ dựa vào những lời khai từ một phía mà bắt giam anh B là vi phạm quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được Hiến pháp ghi nhận, cụ thể điều 20 Hiến pháp 2013 quy định:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Cùng với quy định của Hiến pháp thì Bộ luật dân sự cũng quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, cụ thể điều 33 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:
- Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
- Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.
Trách nhiệm của công dân, của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Qua phần phân tích các quy định pháp luật có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trên, ta có thể thấy pháp luật Việt Nam rất chú trọng đến quyền cơ bản và quan trọng liên quan đến sống còn của công dân này. Để tiếp tục duy trì và phát huy sự đảm bảo về các quyền tự do của công dân, đặc biệt là quyền về bất khả xâm phạm về thân thể thì trách nhiệm của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Cụ thể là trong quá trình xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật, Nhà nước phải luôn đề cao quyền con người của công dân, đồng thời ban hành những quy định pháp luật phù hợp, thiết thực với đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xây dựng những biện pháp xử lí chặt chẽ, trừng trị nghiêm khắc và thích đáng đối với những hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người.
Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Để bảo vệ được quyền tự do của con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người nói riêng thì vai trò, trách nhiệm của công dân trong vấn đề này cũng vô cùng quan trọng. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội. Việc thay đổi trong chính nhận thức của từng cá nhân sẽ dẫn đến sự thay đổi nhận thức của toàn xã hội đó. Theo đó, mỗi cá nhân phải thường xuyên học tập, tìm hiểu, trau dồi hiểu biết để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình và để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ các quy định pháp luật. Ngoài ra, mỗi công dân cũng cần mạnh dạn đứng lên phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, những hành vi vi phạm quyền tự dó của công dân, đồng thời, tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những điều cần lưu ý
- Thủ tục đăng ký tạm cho xe mới mua như thế nào?
- Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định năm 2023
- Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ra sao?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như đổi tên giấy khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 5, Luật Căn cước công dân; Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân được quy định như sau:
1. Công dân có quyền sau đây:
– Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
– Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
– Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định;
– Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ sau:
– Chấp hành quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật có liên quan;
– Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định;
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định;
– Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định;
– Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
– Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Áp dụng với người nào có hành vi xâm phạm thi thể;
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng với các hành vi xâm phạm thi thể mà: – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;