Hiện nay với tiến trình mở cửa hội nhập quốc tế của nước ta, ngày càng có nhiều người nước ngoài được phép nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam. Việc mở cửa hội nhập này đã tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển thì cũng dẫn tới việc xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng người nước ngoài vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Vậy ” quy trình xử lý người nước ngoài vi phạm” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư có thể cho tôi biết là khi người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì bị xử lý như thế nào ạ, và quy trình xử lý người nước ngoài vi phạm ra sao ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Khái niệm người nước ngoài
Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Do chính sách mở cửa của Nhà nước ta hiện nay số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành:
– Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
– Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực hành chính-chính trị
Người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và những quyền, lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, có quyền được bảo vệ tính ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khách của các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
– Người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ công an:
Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện làm thủ tục tại Bộ ngoại giao, gửi công văn đề nghị tới Cục quản lí xuất nhập cảnh Bộ công an . làm thủ tục; nếu đề nghị cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh, lí do được cấp thị thực tại cửa khẩu.
– Người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp miễn thị thực. Người dưới 14 tuổi được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.
– Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích, thời hạn đã đăng kí.
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế-xã hội
Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự do lựa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thành lập và quản lí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Nghị định của Chính phủ số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001).
Tổ chức luật sư nước ngoài có đủ các điều kiện do luật định thì được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và được đặt tối đa hai chi nhánh tại Việt Nam.
Các tổ chức và cá nhân nước ngoài sau khi được cấp giấy phép đầu tU’kinh doanh các nghề kinh doanh đặc biệt phải có văn bản gửi Bộ công an.
– Lĩnh vực công nghiệp: Thăm dò khai thác chế biến lâm khoáng sản; phát triển công nghiệp hoá dầu; sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy…
Tổ chức tín dụng nước ngoài, vãn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức:
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Ngân hàng liên doanh (gồm bên Việt Nam, bên nước ngoài).
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ti cho thuê tài chính liên doanh, công ti cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài…).
Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập một chi nhánh, một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại du lịch, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá-xã hội
Người nước ngoài và con em của họ được vào học tại các trường học Việt Nam trừ một số trường đại học, trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các trường có liên quan đến an ninh, quốc phòng. Việc tuyển sinh, quản lí học sinh nước ngoài theo quy chế tuyển sinh, quản lí học sinh của Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được thành lập, tham gia thành lập và tổ chức trường học quốc tế, trường đại học, trung tâm dạy nghề, trường văn hoá nghê thuật hoạt động tại Việt Nam.
Việc tiếp nhận, quản lí đào tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cơ yếu Chính phủ, Học viện chính trị-hành chính quốc gia được thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.
Hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài (hoạt động quay phim chụp ảnh, thu thập tư liệu, phỏng vấn…).
Quy trình xử lý người nước ngoài vi phạm
Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó:
Theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài khi phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo 1 trong 2 trường hợp:
– Trường hợp 1: Người phạm tội không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự.
Với trường hợp này, người nước ngoài phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp 2: Người phạm tội thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.
Với trường hợp này, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Trục xuất – hình phạt đặc thù dành riêng cho người nước ngoài
Hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi phạm tội. Trong đó, trục xuất là hình phạt đặc thù nhất dành riêng cho người phạm tội là người nước ngoài.
Cụ thể, theo Điều 37 Bộ luật Hình sự, trục xuất là việc buộc người nước ngoài đã bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất có thể được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể.
Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý
Theo quy định tại Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007:
Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Nếu quốc gia của công dân phạm tội có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ.
Cụ thể, khoản 1 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp quy định, cơ quan tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng có thể từ chối dẫn độ nếu người bị yêu cầu dẫn độ đang truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình xử lý người nước ngoài vi phạm“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; Đổi tên căn cước công dân; Quy định tạm ngừng kinh doanh; Giấy phép sàn thương mại điện tử; ly hôn nhanh; dịch vụ thám tử; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trong công tác xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, việc phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tố tụng đối gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc.
Việc xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam liên quan mật thiết đến vấn đề ngoại giao giữa các nước. Tuy nhiên, với một số quốc gia, Việt Nam hiện vẫn chưa ký kết hiệp định hợp tác, dẫn độ tội phạm, hoặc hiệp định tương trợ tư pháp.
Vì vậy, khi phát hiện công dân của nước họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, việc xử lý tội phạm thường sẽ khó xử lý và có thể không nhận được sự hỗ trợ cũng như thiện chí từ các quốc gia này. Bên cạnh đó, việc bất đồng về ngôn ngữ cũng là một trong những trở ngại lớn trong quá trình điều tra, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa… đòi hỏi phải có người dịch thuật lại cho người phạm tội bằng tiếng mẹ đẻ của họ.
Xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Trục xuất.
Xử lý vi phạm hành chính được hiểu là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Xử lý vi phạm hành chính gồm các biện pháp:
– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Đưa vào trường giáo dưỡng;
– Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Vì vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn là đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên lại không phải đối tượng áp dụng của các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.