Chào Luật sư, tôi và bạn tôi có để dành được một số tiền. Nay chúng tôi muốn cùng nhau mở một quán bún bò. Tôi có lên mạng đọc các quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn và thực phẩm. Điều tôi còn thắc mắc liên quan đến quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Không biết hiện nay quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định ra sao? Cần bắt buộc tuân thủ những quy định nào của quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề trên như sau:
Ý nghĩa của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của con người càng tăng cao ở cả mức độ quốc tế, quốc gia và vùng. Mỗi ngày có hàng ngàn người trên thế giới bị chết từ những bệnh do thực phẩm sinh ra mà có thể phòng tránh được. Bệnh do thực phẩm gây ra đang là vấn nạn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Điều này làm quá tải hệ thống chăm sóc y tế. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ nhỏ, người già và người bệnh. Bệnh do thực phẩm gây ra còn ảnh hưởng đến nền kinh tế và phát triển của quốc gia và thương mại quốc tế.
Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc tuân thủ các bước an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên
Năm nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 5 bước cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giữ sạch
- Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm
- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh
- Rửa sạch tất cả dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm, vệ sinh bếp sạch sẽ
- Giữ cho khu vực bếp và thức ăn không có côn trùng, và động vật lại gần
Để riêng thực phẩm sống và chín
- Để riêng các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản với các thực phẩm khác
- Sử dụng riêng giao thớt cho thực phẩm sống và chin
- Bảo quản thực phẩm sống và chín trong những đồ chứa riêng
Nấu kỹ
- Nấu chín kỹ thực phẩm đặc biệt là các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản
- Đun sôi thức ăn lỏng. Với thịt và gia cầm nấu chín để không còn màu hồng
- Thức ăn sau khi bảo quản cần đun sôi lại trước khi ăn
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Không được bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ
- Bảo quản thức ăn chin hoặc dễ hỏng ở nhiệt độ dưới 5 độ
- Giữ thức ăn đã nấu ở nhiệt độ 60 độ trước khi ăn
- Không bảo quản thức ăn quá lâu kể cả trong tủ lạnh
- Không được rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn
- Sử dụng nước sạch hoặc phải xử lý thành nước sạch an toàn trước khi sử dụng
- Sử dụng thực phẩm tươi và an toàn
- Lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn an toàn như sữa tươi tiệt trùng
- Rửa sạch rau, củ và quả chín dưới vòi nước chảy, đặc biệt với những loại ăn sống
- Không sử dụng thực phẩm quá hạn.
Trên đây là 5 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp bạn phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây ra.
Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định ra sao?
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
Để có được giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở kinh doanh phải trải qua rất nhiều bước, tiến hành rất nhiều công đoạn. Bước đầu tiên cần làm đó chính là chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
Các giấy tờ cần thiết này cũng có nhiều loại, từ giấy giới thiệu khái quát về mặt hàng thực phẩm đang kinh doanh, giấy chứng thực nguồn hàng và qui trình sản xuất, rồi giấy giới thiệu tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện tại.
Giấy giới thiệu khái quát mặt hàng thực phẩm
Loại giấy tờ đầu tiên cần chuẩn bị đó chính là giấy giới thiệu khái quát về mặt hàng thực phẩm đang kinh doanh.
Trong giấy giới thiệu khái quát này chứa các nội dung như: tên mặt hàng thực phẩm, mặt hàng được kinh doanh tại đâu, hướng tới đối tượng khách hàng nào, thậm chí còn phải chứng thực rõ ràng về nguồn hàng thực phẩm đó.
Bởi lẽ, nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng thực phẩm rất quan trọng. Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng thì chắc chắn người sản xuất có quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt.
Giấy khái quát về quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để chứng minh thực phẩm tạo ra hoàn toàn đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Vì vậy, trong các loại giấy tờ cần thiết cung cấp cho cơ quan chức năng về thực phẩm, không thể thiếu giấy giới thiệu khái quát về quy trình sản xuất.
Quy trình này phải được giới thiệu đầy đủ các công đoạn: từ việc lấy nguồn hàng thực phẩm, sơ chế thực phẩm, chế biến thực phẩm, rồi dọn dẹp sau khi khách hàng đã sử dụng xong.
Ngay cả quy trình lấy nước và thoát nước của cơ sở kinh doanh cũng phải được nêu cụ thể trong quy trình.
Hơn thế, doanh nghiệp không thể nêu quy trình bằng con chữ xuông, mà thậm chí còn phải có ảnh minh họa, nhằm giúp quy trình trở nên chân thực và cơ quan cấp giấy chứng nhận cũng hình dung rõ nhất về cơ sở. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng có những ấn tượng tốt ban đầu về quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy tự đánh giá về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm
Trước khi cơ quan chức năng xuống tận cơ sở thẩm định về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, thì doanh nghiệp cũng cần có bản tự đánh giá về chất lượng thực phẩm của chính mình.
Bản tự đánh giá này chỉ nên nhận định một cách khái quát những ưu điểm, đồng thời nêu ra những khó khăn còn tồn tại, và thể hiện sự cầu thị rằng sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn đó, để đem đến nguồn thực phẩm và những bữa ăn an toàn, vệ sinh nhất đến cho khách hàng.
Tiếp đón cơ quan chức năng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, rồi nộp các giấy tờ đã chuẩn bị cho họ.
Sau khi cơ quan của Nhà nước nhận được giấy tờ và yêu cầu từ bên doanh nghiệp, họ sẽ sắp xếp và hẹn lịch đến tận cơ sở để thẩm định quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
Và việc tiếp theo của doanh nghiệp đương nhiên là tiếp đón đoàn thẩm định chất lượng vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.
Liên hệ với cơ quan xác minh để nhận giấy chứng nhận
Sau buổi xác minh một thời gian, cơ quan về cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp.
Nếu quy trình xác minh thuận lợi, doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan chức năng.
Người sản xuất cần làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Người sản xuất, chế biến thực phẩm phải là “người sản xuất thực phẩm có lương tâm”, tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm. Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Việc giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của cơ quan thú y; không buôn bán, vận chuyển, chế biến gia súc, gia cầm bị bệnh. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm.
Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm, xì mũi, ngoáy tai… Phải mang khẩu trang, bảo hộ đúng cách; rửa tay bằng xà bông và nước sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn. Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải đảm bảo môi trường luôn sạch và khô ráo. Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh sạch thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc…
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định ra sao?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hồ sơ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Có thể bạn quan tâm
- Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo luật dân sự 2015
- Ai ra quyết định Ban thanh tra nhân dân
Câu hỏi thường gặp
Nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả về người bán và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, có đăng ký cơ cơ quan quản lý. Yêu cầu này không chỉ đặc biệt cần thiết với các thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến mà cũng cần thiết với các thực phẩm tươi sống.
– Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là – 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.
– Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.
– Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.
– Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong thời gian ít nhất 20 phút trước khi chế biến thức ăn và sau khi tiếp xúc thịt, cá tươi. Nếu trong khi đang chế biến phải tạm ngừng để làm việc khác thì trước khi quay trở lại công việc chế biến cũng phải rửa tay lại.
– Tóc dài thì cần đeo mũ chùm đầu. Băng kín tất cả các vết thương trên bàn tay. Nếu bàn tay có mụn hoặc có các vết thương bị nhiễm trùng thì bạn không nên vào bếp.
– Giữ khu vực chế biến thức ăn gọn và sạch sẽ. Rửa bàn chế biến thức ăn bằng dung dịch chloramine hoặc các dung dịch tẩy rửa bếp khác.
– Thường xuyên rửa sạch khăn rửa bát bằng máy giặt với nước nóng và xà phòng. Loại khăn này thường trong trạng thái ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng ẩn náu và phát triển.