Lập dự án đầu tư là bước đầu tiên để nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư của mình. Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp phép đầu tư. Luật Sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật Sư X. Tôi là Trần Thị Y. Thưa Luật sư, hiện tại tôi đang có ý tưởng về việc đầu tư vào một dự án xây dựng chung cư ở Bắc Giang. Tuy nhiên, tôi không biết làm thế nào để có thể từ ý tưởng đó mà lập thành một dự án đầu tư hoàn chỉnh. Tôi cần phải làm những loại thủ tục, giấy tờ gì để có thể lập một dự án đầu tư. Tôi mong rằng sẽ sớm nhận được ý kiến phản hồi từ phía Luật sư sớm nhất có thể để tôi có thể mau chóng thực hiện ý tưởng của mình. Cảm ơn Luật sư.
Vậy một dự án đầu tư được lập như thế nào? Một dự án đầu tư cần có những nội dung gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật Sư X.
Quy trình lập dự án đầu tư
Trước khi tiến hành việc lập dự án đầu tư cần phải tiến hành một số công việc như sau:
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư;
- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;
- Lựa chọn hình thức đầu tư;
- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
- Lập dự án đầu tư
Nội dung của dự án đầu tư sẽ được thể hiện qua: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương của dự án đầu tư; Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ nội dung của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ nội dung của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu khả thi: là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu nội dung của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ bao gồm những nội dung như sau:
- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư; đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư
- Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư
- Khu vực, địa điểm đầu tư; dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư
- Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn
- Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án
- Dự kiến kế hoạch bố trí vốn, tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư
- Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế – xã hội của dự án
- Phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có)
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Mời bạn đọc xem thêm: Dự án đầu tư là gì? Đặc điểm và phân loại dự án đầu tư.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi
Một báo cáo nghiên cứu khả thi thông thường sẽ có những nội dung như sau:
Lập dự án đầu tư công
- Sự cần thiết đầu tư
- Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình
- Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn
- Phạm vi và quy mô của chương trình
- Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình; thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần
- Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn
- Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình
- Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác
- Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có)
- Tổ chức thực hiện chương trình
- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội chung của chương trình.
Mời bạn đọc tham khảo: Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Lập dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng
- Sự cần thiết đầu tư;
- Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch
- Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư
- Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án
- Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường
- Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư
- Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn
- Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án
- Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án
- Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
Câu hỏi thường gặp
Khi tiến hành dự án đầu tư quan trọng quốc gia/dự án đầu tư nhóm A thì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; dự án đầu tư nhóm B, C sẽ lập Báo cáo đề xuất chủ trương dự án đầu tư.
Tiến hành nộp tại cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành; hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Đối với các dự án đầu tư sửa chữa nhưng không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư để mua thiết bị:
• Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.
• Dự án đầu tư với nội dung nêu trên
Đối với các dự án có đầu tư xây dựng mới: Giống hồ sơ trên, bổ sung thêm ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc.
Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự ánh đầu tư đã được duyệt: Bổ sung bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư. Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102