Hiện nay, bộ phận một cửa tại cấp xã đang trở thành một phần quan trọng trong công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công cộng tại cấp cơ sở. Mục tiêu chính của bộ phận một cửa là tạo ra một điểm tiếp nhận thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Chi tiết quy định về quy trình tiếp nhận và trả kết quả cấp xã sẽ được Luật sư X gửi đến bạn đọc tại nội dung dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 61/2018/NĐ-CP
- Thông tư 01/2018/TT-VPCP
Người làm việc tại Bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thể là viên chức hay không?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010). Vậy người làm việc tại Bộ phận Một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thể là viên chức hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định về người làm việc tại Bộ phận Một cửa như sau:
Người làm việc tại Bộ phận Một cửa
…
4. Tại cấp xã
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phụ trách;
b) Công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã là công chức thuộc các chức danh công chức cấp xã quy định tại Luật cán bộ, công chức do, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương.
…
Theo quy định thì người làm việc tại Bộ phận Một cửa (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả) tại Ủy ban nhân dân cấp xã là công chức thuộc các chức danh công chức cấp xã.
Như vậy, không thể phân công viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã được.
Người làm việc tại Bộ phận Một cửa ở Ủy ban nhân dân cấp xã thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nào?
Hiện nay, bộ phận một cửa tại cấp xã đã trở thành một đơn vị chuyên trách, có sự tổ chức và quy trình hoạt động cụ thể. Bộ phận một cửa tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ người dân và doanh nghiệp. Đây có thể là thông tin liên quan đến hồ sơ, biểu mẫu, giấy tờ, yêu cầu hỗ trợ, hay bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến dịch vụ công cần được giải quyết. Vậy để làm việc tại Bộ phận Một cửa ở Ủy ban nhân dân cấp xã thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn đối với công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa
1. Tiêu chuẩn
a) Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, lực lượng vũ trang;
b) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa cấp bộ (bao gồm tổng cục và tương đương, cục), cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao;
d) Có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.
…
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-VPCP quy định về công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa như sau:
Tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
…
3. Các cơ quan, đơn vị chuyên môn cử công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và thẩm quyền để thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
Theo đó, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa ở Ủy ban nhân dân cấp xã là công chức đáp ứng được các tiêu chuẩn như:
(1) Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, lực lượng vũ trang;
(2) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa cấp bộ (bao gồm tổng cục và tương đương, cục), cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ;
(3) Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao;
(4) Có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.
(5) Có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và thẩm quyền để thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
Quy trình tiếp nhận và trả kết quả cấp xã như thế nào?
Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ
Quy chế gồm 04 chương, 16 điều, quy định nguyên tắc hoạt động, quy trình giải quyết; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ hoạt động theo nguyên tắc: Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của công chức và cơ quan Bộ Nội vụ; việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất.
Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
Cùng với đó, quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm trạ, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường điện tử và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.
Đặc biệt, công chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của lãnh đạo Bộ. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ không được cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thưc hiện thủ tục hành chính; cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.
Đặc biệt, công chức không được đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu trách nhiệm, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết công việc; ứng xử, giao tiếp không đúng quy chế vãn hóa công sở;…
Bộ phận Một cửa phải công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; hỗ trợ những trường họp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử.
Cùng với đó, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; hẹn ngày trả kết quả; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành, chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nêu có) theo quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4…
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính từ Bộ phận Một cửa, các đơn vị chuyên môn phân công công chức xử lý, xem xét, thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Trường họp thủ tục hành chính không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, có liên quan, công chức được giao xử lý hồ sơ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định; cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính…
Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn trả kết quả. Việc hẹn lại ngày trả kết quả được thực hiện không quá một lần. Căn cứ Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết, Bộ phận Một cửa điều chỉnh lại thòi gian trả kết quả xử lý trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử, đồng thời, gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân qua thư điện tử, tin nhắn SMS, điện thoại.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi trả cho tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đầy đủ theo quy định mà cơ quan có thẩm quyền trả cho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết xong thủ tục hành chính…
Sau khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính, các đơn vị chuyên môn có trách nhiệm chuyển hồ sơ trả kết quả về Bộ phận Một cửa, công chức tham gia Bộ phận Một cửa nhập vào hệ thống Một cửa điện tử hoặc sổ theo dõi hồ sơ.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được lưu trữ tại hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ Nội vụ và Sổ theo dõi để phục vụ việc sử dụng, tra cứu thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật…
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy trình tiếp nhận và trả kết quả cấp xã chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy trình tiếp nhận và trả kết quả cấp xã như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật thừa kế đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
- Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
- Bảo hiểm thân nhân quân đội mức hưởng là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp:
Để được dự tuyển công chức cấp xã, người dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của công chức cấp xã. Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV gồm:
– Đủ 18 tuổi trở lên.
– Tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Tốt nghiệp đại học trở lên. Riêng công chức tư pháp hộ tịch thì chỉ cần tốt nghiệp trung cấp Luật trở lên.
Ngoài ra, nếu công chức xã làm việc ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.
– Có chứng chỉ tin học cơ bản.
Ngoài trường hợp dự tuyển thông thường, công chức xã còn được tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt nêu tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP gồm:
– Tốt nghiệp loại giỏi trong nước, loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển.
– Có 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển, tốt nghiệp đại học trở lên, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các đối tượng:
Người đã làm viên chức 05 năm trở lên trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Người hưởng lương trong quân đội, công an, công tác cơ yếu 05 năm trở lên.
– Tiếp nhận trở lại vào công chức với cán bộ xã nếu có điều kiện sau đây:
Có đủ tiêu chuẩn của công chức cấp xã.
Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã còn số lượng, vị trí chức danh cần tuyển.
Đáp ứng ngay được nhiệm vụ của chức danh cần tuyển.
Không đang bị xem xét kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, không đang trong hạn bị thi hành kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Có thái độ hách dịch, cửa quyền;
– Gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;
– Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
– Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức nơi đang công tác;
– Tự ý nghỉ việc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
– Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
– Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
– Vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm…