Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì các hoạt động như sản xuất, chế biến, các ngành dịch vụ, y tế hay xây dựng xả chất thải ra môi trường xung quanh là điều tất yếu. Các rác thải này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên, và nếu chúng không được thu gom và xử lý đúng cách thì chúng sẽ gây ra các tác hại xấu đối với môi trường, từ đó tình trạng môi trường sẽ dần bị ô nhiễm và gây tra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Vậy nên việc thu gom và xử lý rác thải hiện nay đang được toàn thế giới chú trọng. Vậy thì “Quy trình thu gom và xử lý rác thải” ở nước ta hiện nay ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Xử lý chất thải là gì?
Rác thải là những thứ vật chất từ thức ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế… mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi; rác thải sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò… Rác có thể là những thứ không độc hại, không dơ bẩn và có thể dùng lại được nhưng rác cũng có thể là những loại vật chất gây hôi thối, dơ bẩn và gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho muôn loài sinh vật.
Tuy nhiên, đã từ lâu người dân luôn có thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, trục lộ giao thông hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó… làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì xử lý chất thải là là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Quy trình thu gom và xử lý rác thải
Xử lý rác thải sinh hoạt
Đối với rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, chúng ta nên hướng dẫn người dân phân loại rác ngay từ ban đầu, các loại rác phân hủy được cần phải để riêng biệt với các loại rác thải có khả năng tái chế như chai lọ, vỏ lon,…Các loại rác phân hủy sẽ gom đến nơi tập kết và xử lý rác tập chung, còn các loại rác tái chế sẽ được vận chuyển đến các khu tái chế rác thải.
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt Bao gồm 4 bước
- Bước 1: Phân loại chất thải rắn hay các loại chất thải khác.
- Bước 2: Tiến hành thu gom tận nơi.
- Bước 3: Vận chuyển chất thải đến điểm tập trung để rửa sạch hoặc ép cục.
- Bước 4: Xử lý chất thải, tái chế rác thải sinh hoạt.
Việc thu gom rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải thường áp dụng theo quy định của bộ tài nguyên môi trường, nhưng mỗi cơ sở thường áp dụng phương pháp xử lý rác thải khác nhau. Dưới đây là các phương pháp xử lý rác thải cơ bản như sau:
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt trải qua 4 bước
Bước 1: Tiến hành thu gom tận nơi.
Bước 2: Phân loại chất thải rắn và các loại chất thải khác.
Bước 3: Vận chuyển chất thải sinh hoạt đến điểm tập trung để rửa sạch hoặc đem đi ép cục.
Bước 4: Xử lý chất thải theo quy chuẩn, tái chế rác thải sinh hoạt.
Chế biến rác thải thành phân compost:
Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost để dùng trong nông nghiệp.
Quy mô chế biến tập trung: Rác được đem đi phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo ra phân vi sinh. Việc thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận cũng hành tương đối cao.
Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ rất dễ phân hủy thường được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn.
Phân compost là loại chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không lôi kéo các côn trùng, không chứa các mầm bệnh, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, vừa duy trì độ phì cho đất, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Chôn lấp hợp vệ sinh:
Rác thải được rải thành từng lớp dưới hố, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý nhanh và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:
Đây công nghệ đơn giản nhất và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng lại tốn diện tích đất rất lớn.
Bãi chôn lấp rác thải phải là nơi hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác tốt. Nếu việc này không tốt sẽ dẫn tới ô nhiềm nguồn nước và đất nơi chôn rác.
Thiêu đốt:
Quá trình dùng nhiệt độ cao từ 1.000 đến 1.100 độ C để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích của chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Nhưng cũng gây ra ô nhiễm không khí về lâu dài.
Tại các nước phát triển việc đốt rác giúp phát điện để biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta cũng đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.
Hiện tại các thành phố lớn ở nước ta việc người dân được tuyên truyền và hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt nên họ thường kí hợp đồng rác thải sinh hoạt theo kế hoạch thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương đề ra.
Xử lý rác thải trong xây dựng
Rác thải xây dựng là cụm từ dùng để chỉ nhiều loại rác thải, chất thải phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình mới, cải tạo, phá dỡ, tu bổ các công trình cũ, hoặc di dời công trình đến một địa điểm khác ở nhiều hạng mục khác nhau (nhà ở, đường giao thông, cầu cống, đê điều …).
Đối với các loại xây dựng chúng ta cần dùng các loại xe đẩy rác chuyên dụng để thu gom và tập kết đến nơi xử lý rác. Tại đây, những loại rác này sẽ được chôn cất hoặc để cho những ai có nhu cầu sử dụng lại.
Quy trình xử lý rác thải xây dựng tại nhiều quốc gia phát triển sẽ được thực hiện theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Phân loại rác thải từ các công trình xây dựng: Phân loại rác thải càng khoa học thì công việc quản lý càng hiệu quả. Kiến trúc sư và kỹ sư đã xây dựng sẽ phải cung cấp cấp các thông số kỹ thuật về tỷ lệ vật liệu cùng với yêu cầu hiệu suất chung cho những người quản lý dự án.
Bước 2: Thu gom và chuyên chở chất thải: Các container là một phương tiện chứa chất thải, sau đó rác xây dựng sẽ được vận chuyển bằng những xe tải hạng nhẹ và hạng trung bình.
Bước 3: Đưa chất thải đến bãi phế thải: Cần phải xác định tải trọng của rác xây dựng, nếu vật liệu có tải trọng không phù hợp sẽ không được đưa vào bãi rác phế thải.
Bước 4: Tiến hành xử lý rác tại bãi phế thải: Đây chính là bước cuối cùng trong quy trình xử lý rác xây dựng. Các thiết bị đã xử lý chất thải phải có những thiết kế đặc biệt để hỗ trợ tải nặng và chống lại sự ăn mòn. Tùy thuộc vào từng loại chất thải sẽ có cách xử lý khác nhau, trong phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ gợi ý cho quý khách một số giải pháp phổ biến.
Thu gom và xử lý rác thải y tế
Đây là tập hợp các loại chất thải nguy hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế, chúng ta cần xử lý loại rác này bằng cách di chuyển đến kho lưu chứa đặc thù hoặc cho vào lò đốt để tiêu hủy.
Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được thực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt. Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn với các chất thải thông thường.
Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng cho các nhóm thuộc chất thải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen cho chất thải hóa chất, các chất phóng xạ và trị xạ.
Các túi thu gom rác theo quy định tiêu chuẩn là loại nhựa polyethylene và polyprepylene, dung tích tối đa 0,1 m2 và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 của túi.
Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được làm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt. Các dụng cụ chứa loại chất thải này phải có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có tay cầm, nắp đậy. Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức 2/3.
Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải được làm từ polyethylene và có nắp. Nếu dụng cụ chứa to thì phải có bánh xe đẩy. Dụng cụ chứa phải cùng màu với túi đựng và phải được đánh dấu ở mức 2/3.
Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa. Các chất thải y tế phải được đựng trong túi nhựa có màu theo quy định và phải được buộc chặt lại.
Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa an toàn nơi chứa thức ăn hoặc khu vực nấu ăn, phải được khóa để tránh những người không có nhiệm vụ tùy tiện ra vào, phải có thiết bị lau rửa, quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứa phải được bố trí ở nơi thuận tiện; phải có lối đi cho xe thu gom rác vào được dễ dàng và phải gần nguồn nước để vệ sinh. Tất cả các chất thải chứa trong đó phải xa ánh sáng mặt trời và các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chất thải thông thường.
Xử phạt đối với hành vi xử lý rác thải không đúng quy định
Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không công bố rộng rãi thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc không cung cấp thông tin, dữ liệu vận chuyển cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định; không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn chiếu sáng theo quy định;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành cải tạo cảnh quan, không có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy trình thu gom và xử lý rác thải” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
– Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại.
– Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
+ Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
+ Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
+ Có giấy phép môi trường;
+ Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
+ Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
+ Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
Hướng dẫn thực hiện kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
– UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
Theo quy định điểm c và d Khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì hành vi vứt rác thải bừa bãi bị xử phạt như sau:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.