Tài sản công chưa hết hạn sử dụng mà bị hư hỏng không thể sửa chữa, phục hồi đều vô hiệu có thể đem đi thanh lý. Tài sản công được thanh lý dưới các hình thức như phá dỡ, tiêu hủy và vật liệu, vật liệu thu được từ việc phá dỡ, tiêu hủy tài sản được xử lý và bán,… Căn cứ quyết định của cơ quan, cá nhân có liên quan, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo hình thức theo quy định. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy trình thanh lý tài sản trường học như thế nào? Trường hợp nào thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước? Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công được quy định ra sao? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy trình thanh lý tài sản trường học như thế nào?
Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp như tài sản bị tịch thu, tài sản chưa hết hạn sử dụng mà bị hư hỏng không thể sửa chữa, tài sản phải được phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,… Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy trình thanh lý tài sản trường học như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 29 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công như sau:
– Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;
d) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:
a) Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;
b) Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý);
c) Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);
d) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);
đ) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
– Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định này.
– Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này (trong trường hợp bán đấu giá), khoản 6 Điều 26 Nghị định này (trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định).
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
>> Xem thêm: chuyển quyền sử dụng đất
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công được quy định ra sao?
Thanh lý là việc bán tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính cho chủ sở hữu quyền. Khi tài sản công của cơ quan nhà nước bất kỳ rơi vào tình trạng không thể sử dụng được nữa thì có thể làm đơn xin đơn vị tổ chức có thẩm quyền cho phép thanh lý tài sản. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công được quy định ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Trường hợp nào thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước?
Thanh lý tài sản là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên thực tiễn đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như trường học. Vì trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi việc hư hỏng và nhu cầu thanh lý cho cá nhân, tổ chức khác phát sinh. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Trường hợp nào thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có quy định tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
– Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
– Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
– Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
– Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
– Bán.
Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy trình thanh lý tài sản trường học như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:
a) Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;
b) Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý);
c) Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);
d) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);
đ) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;
d) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.