Hiện nay, người vi phạm giao thông không cần phải đến trực tiếp để nộp phạt mà có thể nộp phạt bằng nhiều phương thức khác theo quy định pháp luật như nộp phạt qua bưu điện,… Vậy quy trình nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm những bước nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau:
- Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
- Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
- Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
- Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tại mục (4) sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số tiền chậm nộp = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp) |
Có thể nộp phạt nhiều lần trong một số trường hợp
Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.
Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm những bước nào?
Về trình tự nộp phạt trực tuyến qua mạng bao gồm các bước như sau:
Bước 1. Sau khi lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm, biên bản được nhập vào hệ thống phần mềm xử lý vi phạm. Trên cơ sở các nội dung của biên bản vi phạm hành chính, hệ thống sẽ tự động ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số Quyết định này thực hiện theo quy định của Chính phủ và sẽ là số duy nhất để người vi phạm có thể truy cập, tra cứu thông tin vi phạm của mình.
Bước 2. Các nội dung được trích xuất từ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tên cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin của người vi phạm (họ và tên, số giấy phép lái xe, số điện thoại do người vi phạm cung cấp, số tiền nộp phạt); Kho bạc (ngân hàng) thu tiền xử phạt; hành vi vi phạm; thời gian vi phạm; địa điểm vi phạm; hình thức xử phạt bổ sung (thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe).
Bước 3. Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cơ quan Cảnh sát iao thông cung cấp sẽ được Cổng Dịch vụ công Quốc gia chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại (do người vi phạm cung cấp).
Bước 4. Kho bạc nhà nước (Ngân hàng) sẽ kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để tiến hành thủ tục nộp phạt cho người vi phạm, đồng thời phản hồi lại thông tin đã hoàn thành việc nộp phạt về Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Bước 5. Bưu điện sẽ kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện việc chuyển phát giấy tờ do cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký để nhận lại sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 6. Thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia người vi phạm có thể hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 7. Cổng Dịch vụ công Quốc gia phản hồi lại thông tin người vi phạm đã hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do Cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Cục Cảnh sát giao thông.
Bước 8. Cục Cảnh sát giao thông phản hồi lại thông tin người vi phạm đã hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do Cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về các điểm xử lý vi phạm của Công an địa phương.
Bước 9. Cơ quan Cảnh sát giao thông qua dịch vụ bưu điện sẽ gửi giấy tờ đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia để nhận lại.
Từ đó, Cơ quan CSGT qua dịch vụ bưu điện sẽ gửi giấy tờ đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký qua CDVCQG để nhận lại.
Mời bạn xem thêm:
- Những lỗi vi phạm giao thông nào cần hình ảnh?
- Thứ tự các xe đi như thế nào la đúng quy tắc giao thông?
- Hướng dẫn cách tra cứu biên bản vi phạm giao thông nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm những bước nào?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và vi phạm không được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản và phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
– Vi phạm giao thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp.
Đối với trường hợp xử phạt có lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập 02 biên bản và giao 01 biên bản cho người bị xử phạt.
Theo quy định pháp luật, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính, thì người vi phạm làm mất biên bản phải viết một đơn cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương, trong đó ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ và nói rõ ngày, giờ bị mất biên bản để công an địa phương xác nhận.
Sau đó người vi phạm mang bản cam đoan này đến nơi CSGT lập biên bản vi phạm. Lực lượng chức năng sẽ rà soát hồ sơ, biên bản lưu giữ, đối chiếu chính xác thì sẽ làm thủ tục giải quyết vi phạm (cho nộp phạt), đồng thời trả lại giấy tờ (nếu có) cho người vi phạm theo quy định.
Hiện nay, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, ngoài các hình thức nộp phạt trực tiếp, hiện tại, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.