Chào Luật sư hiện nay quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư dự án đất thế nào? Tôi đi làm cho công ty bất động sản mới vào thử việc được 2 tuần. Hôm qua chị đồng nghiệp có kêu tôi xem quy định của luật và soạn thảo ra quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất. Tôi chưa từng có kinh nghiệm trong công việc này nên cũng thấy có chút e ngại không biết nên bắt đầu từ đâu. Hiện nay quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất thế nào? Ai có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư dưh án có sử dụng đất? Dựa vào đâu để đánh giá được tiềm năng của nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Phạm vi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất
Hiện nay dự án đầu tư có sử dụng đất là loại dự án phổ biến nhất. Tuy nhiên khi nhắc đến khái niệm này thì còn một số bạn đọc cảm thấy xa lạ và chưa hiểu ở nội dung này. Vậy ai được tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất? Dựa vào đâu và tiêu chí gì để lựa chọn được nhà đầu tư dự án có sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất theo quy định của pháp luật? Phạm vi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất hiện nay là:
1. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (có sử dụng đất) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo quy định pháp luật về đấu thầu trong các trường hợp:
a) Dự án đầu tư sử dụng các khu đất bên ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có giá trị thương mại cao thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật về đất đai (không thuộc quỹ đất do nhà nước đang quản lý).
b) Dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa gồm giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục – thể thao, môi trường, giám định tư pháp thuộc diện được hưởng các chính sách ưu đãi về đất (miễn hoặc giảm tiền thuê đất) và thủ tục cho nhà đầu tư thuê đất thực hiện dự án không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
c) Dự án kêu gọi đầu tư thuộc một số lĩnh vực thuộc diện được hưởng ưu đãi về đất (miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất) và việc cho nhà đầu tư thuê đất, lựa chọn nhà đầu tư không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
d) Ngoài các trường hợp trên, các khu đất do UBND tỉnh quyết định chọn thủ tục đấu thầu dự án có sử dụng đất để thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thay cho thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất hoặc các hình thức khác.
2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thuê môi trường rừng để thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các khu rừng: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm Nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tham mưu UBND Tỉnh thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
Hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất ra sao?
Hiện nay thì hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án cũng được tiến hành khá nhiều trên thực tế. Vậy những hình thức đấu thầu này được quy định như thế nào? Bao lâu thì tổ chữ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất?Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất được thực hiện ở địa điểm nào? Những quy định về vấn đề hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất hiện nay như sau:
Hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2015/NĐ-CP:
1. Chỉ định nhà đầu tư: trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; hoặc chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển; hoặc chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu.
2. Đấu thầu rộng rãi trong nước: trong lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện; hoặc Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế; hoặc Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng.
3. Đấu thầu rộng rãi quốc tế: trừ các trường hợp quy định thực hiện hình thức chỉ định nhà đầu tư và đấu thầu rộng rãi trong nước.
4. Bên mời thầu đề xuất hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trước khi trình thấm định và phê duyệt theo quy định.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất thế nào?
Hiện nay với những quy định của pháp luật ngày càng được hoàn thiện thì việc lựa chọn nhà đầu tư cũng được quy định cụ thể và chuẩn xác hơn. Hiện nay có những vấn đề nào cần lưu ý đối với việc lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất? Ai được quyền lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất và cách để lựa chọn là như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn ở nội dung này, chúng tôi phân tích những bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Các bước thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án:
1. Lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án có sử dụng đất.
2. Lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất (nếu có).
3. Phê duyệt giá đất khởi điểm để đấu thầu dự án có sử dụng đất.
4. Sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư (nếu có).
5. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
6. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư:
a) Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa (thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản b, mục I.1, phần A):
Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký thực hiện: trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định, tham mưu UBND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án theo quy định pháp luật về đầu tư.
Trường hợp có 02 nhà đầu tư trở lên đăng ký thực hiện tại cùng 01 khu đất: thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế.
b) Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất khác (thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản a, c, d mục I.1, phần A):
Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển; Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn: thực hiện theo hình thức chỉ định thầu.
Trường hợp có 02 nhà đầu tư trở lên đăng ký vào cùng 01 khu đất: thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế.
7. Đàm phán, hoàn thiện, kết hợp đồng dự án.
Thẩm quyền trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất
Hiện nay việc đấu thầu lựa chọ nhà đầu tư dự án có sử dụng đất là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cơ quan nào được phép tổ chức buổi đấu thầu đó để chọn ra nhà đầu tư dự án thích hợp nhất? Muốn tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thì cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Tại sao phải tham gia buổi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất? Ưu điểm của viẹc lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất hiện nay là gì theo quy định?
1. UBND tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc ủy quyền cho người đứng đầu của bên mời thầu phê duyệt.
2. Tùy theo tính chất, quy mô dự án, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở chuyên ngành hoặc UBND các huyện, thị xã, thành phố làm Bên mời thầu, thực hiện trách nhiệm của bên mời thầu, cụ thể như sau:
– Cơ quan nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh giao làm bên mời thầu dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật khác có liên quan về các nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và pháp luật có liên quan về nội dung được giao nhiệm vụ. Bên mời thầu có thể lựa chọn tổ chức tư vấn độc lập có đủ năng lực để thực hiện một số hoặc toàn bộ nội dung công việc thuộc trách nhiệm của mình.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với bên mời thầu có trách nhiệm xác định giá đất cụ thể để đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất; gửi Hội đồng thẩm định giá đất tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối với các trường hợp dự án được hưởng các chính sách ưu đãi về đất, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở quản lý chuyên ngành xác định các điều kiện để được hưởng ưu đãi về đất, các điều kiện cho nhà đầu tư thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để làm cơ sở áp dụng hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu để làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
5. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất đầu tư xây dựng trên khu đất đang quản lý hoặc dự án đầu tư trên địa bàn từ 02 huyện trở lên, trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt các công việc:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
b) Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chi tiết, rõ ràng
- Tự ý thay đổi nhãn hiệu xe phạt bao nhiêu tiền theo quy định
- Tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ lập danh mục:
– Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, danh mục dự án cần thu hồi đất đã được phê duyệt;
– Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có).
Tùy vào hình thức thuê đất được xác định theo từng dự án cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bên mời thầu chịu trách nhiệm xác định giá đất cụ thể để đấu thầu dự án có sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được UBND tỉnh phê duỵệt, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với bên mời thầu xác định giá đất cụ thể để đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất; Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Hội đồng giá thẩm định giá đất thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư: Bên mời thầu đề xuất hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt làm cơ sở triển khai lựa chọn nhà đầu tư. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2015/NĐ- CP
Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:
a) Bên mời thầu căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ, tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tuân thủ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT ngày 16/12/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất; cụ thể như sau:
– Tên dự án.
– Giá sàn = m1 + m2, trong đó:
+ m1 là sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng), m1 do bên mời thầu xác định đối với từng dự án cụ thể bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất căn cứ vào quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) được phê duyệt;
+ m2 là toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng do bên mời thầu xây dựng căn cứ phương án quy định tại mục II, phần A văn bản này.