Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 05/8/2020) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ. Cùng tìm hiểu về quy trình làm việc của Cảnh sát giao thông qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Quy trình làm việc của Cảnh sát giao thông
Thông tư 65/2020/TT-BCA được áp dụng với các đối tượng là: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ; Công an các đơn vị, địa phương; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
Thứ nhất, Cảnh sát giao thông có quyền dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và các văn bản pháp luật khác. Cảnh sát giao thông được kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định.
Thứ hai, Cảnh sát giao thông được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác.
Thứ ba, Cảnh sát giao thông được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện giao thông. Việc huy động có thể theo hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
Thứ tư, Cảnh sát giao thông được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật.
Thứ năm, Cảnh sát giao thông được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi xảy ra tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ sáu, Cảnh sát giao thông thực hiện các quyền hạn khác của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 16 của Thông tư này quy định Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, lực lượng Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA,
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào cảnh sát giao thông được niêm phong cẩu ô tô vi phạm luật?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Quy trình làm việc của Cảnh sát giao thông theo quy định mới
Để có thêm thông tin và sự tư vấn về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: tạm ngừng kinh doanh, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam, thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân của tôi…, hãy liên hệ với Luật sư X qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
Lực lượng cảnh sát giao thông là những người mặc quần, áo màu vàng lúa chín; đeo thẻ xanh, trên thẻ ghi số hiệu, cấp hiệu theo quy định; đội mũ kêpi có vành màu đỏ hoặc mũ bảo hiểm cùng màu với quần áo; phía trước mũ gắn Công an hiệu, hai bên mũ có chữ “CSGT” màu xanh phản quang; (sử dụng khi tuần tra, kiểm soát bằng xe mô tô), có dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu; giầy da màu đen.
Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định: CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.