Xin chào Luật sư X. Tôi là Hoàng Trang, hiện tại tôi đang có kế hoạch mở một doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hải Phòng. Tôi có nghe nói về hoạt động kiểm toán của Nhà nước nhưng chưa hiểu rõ về quy trình, thủ tục kiểm toán nhà nước hiện nay được quy định như thế nào? Quyền hạn và chức năng của kiểm toán Nhà nước gồm những gì? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy trình kiểm toán nhà nước như thế nào năm 2022?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019
- Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN
Hoạt động kiểm toán nhà nước là gì?
Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước tiến hành, hoạt động này chủ yếu sẽ kiểm toán tính tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn. hợp pháp của các chứng từ, số liệu kế toán của những đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức xã hội sử dụng ngân sách do nhà nước cấp.
Tại Việt Nam, kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công, giúp vấn đề tài chính của nhà nước được minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Chức năng của kiểm toán Nhà nước là gì?
Về cơ bản, kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo như quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019 như sau:
– Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và trình Quốc hội trước khi thực hiện.
– Đảm nhiệm các công việc kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Xem xét và ra quyết định kiểm toán dựa theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước.
– Trình Quốc hội xem xét ý kiến của kiểm toán nhà nước để từ đó quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
– Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để thực hiện công tác xem xét dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
– Tham gia các hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu cùng với các cơ quan của Quốc hội.
– Phối hợp cùng với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
– Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện giải trình kết quả kiểm toán trước Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định.
– Thực hiện tổ chức việc công bố báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc hoặc trường hợp có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
– Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện phối hợp, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
– Xây dựng chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
– Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước; Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
– Thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của kiểm toán Nhà nước như thế nào?
Theo Điều 11, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, và Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước như sau:
– Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường Vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm toán.
– Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi xảy ra sai phạm trong báo cáo tài chính hay trong việc chấp hành pháp luật, khắc phục các sai phạm và yếu kém.
– Kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về những sai phạm trong báo cáo tài chính hoặc trong việc chấp hành pháp luật, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu.
– Kiến nghị các cơ quan người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện hoạt động kiểm toán.
– Đề nghị các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động Kiểm toán nhà nước.
– Trưng cầu giám định chuyên môn trong trường hợp cần thiết.
– Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các số liệu, tài liệu và kết luận liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
– Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách và pháp luật.
Quy trình kiểm toán nhà nước như thế nào năm 2022?
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Căn cứ theo Quyết định số 02/2020/QĐ-KTNN quy định về quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:
(1) Chuẩn bị kiểm toán gồm:
+ Khảo sát thu thập thông tin;
+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập;
+ Lập, xét duyệt, hoàn thiện, phát hành kế hoạch kiểm toán tổng quát;
+ Lập và phê duyệt KHKT chi tiết; Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán và phổ biến cho thành viên đoàn kiểm tra.
(2) Thực hiện kiểm toán: công bố quyết định; tiến hành kiểm toán; lập và thông qua biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.
(3) Lập và gửi báo cáo kiểm toán:
+ Lập dự thảo báo cáo kiểm toán;
+ Kiểm toán trưởng, Tổng kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán;
+ Hoàn thiện dự thảo, gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán;
+ Thông báo kết quả kiểm toán; Phát hành báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán.
(4) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Trong hoạt động kiểm toán nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình này, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, tổ chức và cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên kiểm toán nhà nước phải báo cáo Kiểm toán trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán (gọi tắt là Kiểm toán trưởng) trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định.
Có thể bạn quan tâm
- Theo quy định đâu không phải là nguyên tắc hành nghề luật sư?
- Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
- Các trường hợp bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy trình kiểm toán nhà nước như thế nào năm 2022?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề dịch vụ trích lục sổ hộ khẩu của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên, cụ thể như sau:
Kiểm toán cân đối: Phương pháp kiểm toán dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
Đối chiếu trực tiếp: Đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.
Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.
Khách thể Kiểm toán Nhà nước là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước gồm:
Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.
Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.
Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước chủ yếu thực hiện hoạt động kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.