Hợp pháp hóa lãnh sự là một vấn đề pháp lý quan trọng được giao cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xác nhận giá trị của một văn bản. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.
Căn cứ pháp lý
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia hợp thức văn bản giấy tờ được cấp bởi một quốc gia khác. Văn bản giấy tờ sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự đồng nghĩa với việc được công nhận và sử dụng tại quốc gia đó. Để hiểu hơn về quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây:
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam
Để có thể sử dụng giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thực hiện 02 bước sau:
Bước 1: Chứng thực giấy tờ, tài liệu cấp tại nước ngoài
Công tác chứng thực này được thực hiện tại:
- Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi các văn bản đã được ban hành, hoặc
- Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt ở Việt Nam.
Bước 2: Hợp pháp hóa lãnh sự
Trong bước này,
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại mục hồ sơ nêu trên.
- Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ này lên cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự.
- Sau khi nhận được giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, bạn sẽ dịch thuật công chứng ra tiếng Việt để sử dụng tại Việt Nam. Bạn không cần thực hiện mục này nếu giấy tờ, tài liệu đó đã có tiếng Việt.
Các bước hợp pháp hóa lãnh sự
Để có thể sử dụng giấy tờ Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần thực hiện quy trình sau:
Bước 1: Chứng nhận lãnh sự:
Bạn chuẩn bị hồ sơ chứng nhận lãnh sự nêu tại mục Hồ sơ ở trên. Sau đó, bạn mang hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự của Việt Nam để chứng nhận lãnh sự.
Bước 2. Hợp pháp hóa lãnh sự:
Bạn mang giấy tờ đã được hợp pháp hóa lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cùng hồ sơ yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của quốc gia mà bạn sẽ sử dụng giấy tờ đỏ để hợp pháp hóa lãnh sự.
Cơ quan đó có thể là:
- Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi các văn bản đã được ban hành, hoặc
- Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt ở Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu?
- 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn .giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
- Trường hợp cần kiểm tra con dấu, chữ ký, chức danh, tài liệu: Trong thời hạn 05 ngày việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.
Như vậy thời gian hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu thì còn tùy vào hồ sơ, tài liệu đó có rõ ràng hay phức tạp hay không. Nhưng nhìn thời gian hợp pháp hóa lãnh sự sẽ nằm trong khoảng dưới 1 tuần làm việc.
Khi nào cần hợp pháp hóa lãnh sự?
Sở dĩ đặt ra yêu cần hợp pháp hóa lãnh sự vì: Việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của bạn sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý, sử dụng được tại Việt Nam.
Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài. Như vậy:
Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?
Theo Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư số 01/2012/TT-BNG và Cổng thông tin điện tử về Công tác Lãnh sự của Bộ ngoại giao tại http://lanhsuvietnam.gov.vn.
Các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ cấp tại nước ngoài; hoặc hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam là:
- Cục Lãnh sự (Hà Nội) thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Hà Nội. Địa chỉ 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội. SĐT: 024 3799 3125
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại TPHCM. Địa chỉ : số 184 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 028 3822 4224
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. Cơ quan này thường là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự là bao nhiêu?
- Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.
- Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ),
- Chi phí này mới chỉ là chi phí từ phía cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhưng để sử dụng giấy tờ, tài liệu đó ở Việt Nam hoặc nước ngoài; cần phải thêm chi phí Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó. Phí này sẽ khác nhau tùy từng quốc gia.
- Các giấy tờ sau được miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự:
+ Phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của các cơ quan của Đảng; Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
+ Được miễn thu phí hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế; mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia; hoặc thoả thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó
+ Được miễn thu lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết định cụ thể của Bộ Ngoại giao.
Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại điều 10; nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của Luật sư X
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp.
Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Tại sao nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Luật sư X?
Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện; đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy từng quốc gia cụ thể mà sẽ có mức chi phí khác nhau. Với mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Luật sư X giải đáp thắc mắc về Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự
Có thể bạn quan tâm
- Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
- Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự trọn gói
- Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ ngay ở: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về hợp thức hóa lãnh sự, hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP; “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 111/2011/NĐ-CP; Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.