Thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành 02 Thông tư, gồm Thông tư số 64/2020/TT-BCA và Thông tư số 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại nội dung bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 64/2020/TT-BCA
- Thông tư số 63/2020/TT-BCA
Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 63/2020/TT-BCA, nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông gồm những nguyên tắc sau:
– Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
– Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ năm 2022
Để xác định định tai nạn giao thông là vụ án hình sự hay vụ án hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ các tình tiết của vụ tai nạn thông qua trình tự, thủ tục như sau:
– Nhận tin và xử lý tin báo về tại nạn: Khi nhận được tin báo có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải hỏi rõ để ghi vào sổ nhận tin và báo cáo ngay vụ tai nạn giao thông đường bộ cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị biết. Lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị khi nhận được báo cáo phải xử lý như sau:
+) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông.
+) Khi xác định vụ tai nạn giao thông có người chết (tại hiện trường hoặc trên đường đi cấp cứu) thì phải báo ngay cho đơn vị Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra. Vụ tai nạn giao không có người chết tại hiện trường thì phải cử ngay cán bộ, chiến sỹ hoặc báo ngay cho đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý điều tra.
– Cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng Cảnh sát khác đến nơi xảy ra tai nạn giao thông. Khi đến cần làm ngay những việc sau:
+) Tổ chức cấp cứu người bị nạn: Đánh dấu vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu, với người bị nạn đã chết thì đánh dấu và che đậy nạn nhân. Trường hợp người bị nạn đã chết có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sự đi lại, thì đánh dấu vị trí người bị nạn rồi đưa vào lề đường che đậy lại.
+) Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông; trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng sự đi lại thì đánh dấu vị trí phương tiện giao thông, sơ bộ ghi nhận các dấu vết trên phương tiện rồi đưa vào vị trí thích hợp để bảo quản.
+) Tổ chức bảo vệ hiện trường: Khoanh vùng bảo vệ hiện trường; ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật để lại trên hiện trường, trên các phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông; tìm những người biết vụ tai nạn xảy ra; ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại (nếu có) của người biết vụ tai nạn hoặc đề nghị người biết vụ tai nạn giao thông viết bản tường trình phục vụ công tác điều tra;
+) Tổ chức hướng dẫn giao thông để không xảy ra ùn tắc
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp điều tra gồm:
+) Khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm phương tiện; khám nghiệm cầu, đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn giao thông
+) Lấy lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông, người bị hại, người làm chứng và những người khác liên quan đến vụ tai nạn.
+) Giám định chuyên môn
– Kết luận điều tra và giải quyết vụ tai nạn theo một trong hai hướng sau:
+) Quyết định khởi tố vụ án nếu có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này, vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục tố tụng hình sự
+) Quyết định không khởi tố vụ án nếu vụ án không có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục hành chính.
Xử lý tin báo về tai nạn giao thông như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về xử lý tin báo tai nạn giao thông như sau:
– Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường bộ cao tốc được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông hay không; trường hợp có vụ tai nạn giao thông xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối hợp cứu hộ, cứu nạn, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông gây ra; bảo vệ hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông tránh gây ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định;
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để xử lý tin báo theo quy định, đồng thời thông báo cho trực ban Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (nếu vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư 63/2020/TT-BCA.
– Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường bộ được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện như điểm a khoản 1 Điều này;
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để xử lý tin báo, đồng thời thông báo cho trực ban Cục Cảnh sát giao thông (nếu vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Cục Cảnh sát giao thông) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư 63/2020/TT-BCA.
– Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Công an cấp huyện nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:
- Phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để kiểm tra, xác minh tin báo vụ tai nạn giao thông, nếu có vụ tai nạn giao thông xảy ra thì thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định;
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh thì thông báo cho trực ban đơn vị được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến xảy ra vụ tai nạn giao thông biết để thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định.
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp làm từ 03 người chết trở lên; gây ùn tắc giao thông kéo dài liên tuyến, liên địa bàn, liên tỉnh; gây thảm họa hoặc cần thiết phải có sự phối hợp cứu nạn, cứu hộ, điều tiết, giải tỏa ùn tắc giao thông của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Công an cấp huyện phải báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu và Phòng Cảnh sát giao thông công an cấp tỉnh), đồng thời báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết;
- Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu), đồng thời báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết;
- Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan để thống nhất chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định.
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông có người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì cán bộ Cảnh sát giao thông nhận tin báo phải báo cáo lãnh đạo đơn vị tăng cường cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc các đơn vị trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tham gia phối hợp với Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để điều tiết giao thông và truy tìm người, phương tiện bỏ chạy.
– Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc vụ tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài; liên quan đến cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải báo cáo vụ việc theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BCA ngày 12/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ báo cáo trong Công an nhân dân.
– Trường hợp cán bộ Cảnh sát giao thông khi đến nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông nhưng các bên liên quan đã rời khỏi hiện trường (không còn hiện trường) thì phải lập Biên bản vụ việc hành chính theo mẫu số 02/TNĐB ban hành theo Thông tư 63/2020/TT-BCA.
Mời bạn xem thêm
- Vô ý gây tai nạn giao thông chết người bị xử phạt như thế nào?
- Bảo vệ hiện trường tai nạn giao thông như thế nào?
- Công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu trích lục quyết định ly hôn, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, điều kiện cấp giấy phép sàn thương mại điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì chủ thể có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho chủ thể bị thiệt hại theo pháp luật đối với các thiệt hại:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 589 cụ thể như sau:
1.Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2.Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3.Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4.Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài những thiệt hại trên, người chịu trách nhiệm bồi thường không phải bồi thường bất kỳ một khoản tiền nào cho thiệt hại khác.
Theo Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
Đối với Thông tư số 63, việc tổ chức tiếp nhận tin báo về TNGT quy định các đơn vị CSGT có trách nhiệm tiếp nhận tin báo phải tổ chức trực ban tiếp nhận đầy đủ các tin báo về TNGT. Địa điểm tiếp nhận tin báo về TNGT phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan, số điện thoại, có cán bộ trực 24/24 giờ và thông báo rộng rãi để mọi người biết.