Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, các chương trình truyền hình ngày càng được đầu tư đa dạng về nội dung cũng như hình thức để thu hút được đông đảo người xem. Song, đi đôi với việc lên ý tưởng cho các format chương trình là việc đăng ký bản quyền format đối với chương trình đó để hạn chế việc sao chép, đạo nhái, ăn cắp ý tưởng. Vậy theo quy định hiện nay, quy trình đăng ký bản quyền format chương trình được thực hiện như thế nào? Lệ phí đăng ký bản quyền format chương trình là bao nhiêu? Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình tại cơ quan nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là format chương trình?
Format chương trình, hay còn gọi kịch bản chương trình, là một văn bản ghi lại chi tiết tất cả các yếu tố làm nên một chương trình bao gồm thể loại, hình thức, nội dung, thời lượng, khách mời, người dẫn chương trình,… Nói cách khác, format chương trình được coi là tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết.
Như vậy, format chương trình là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là “Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc chữ ký khác.”
Vì sao nên đăng ký bản quyền format chương trình?
Việc đăng ký bản quyền format chương trình đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp của tác giả/chủ sở hữu đối với format chương trình đó, tránh những trường hợp bị sao chép, “đánh cắp ý tưởng” hay sử dụng vì mục đích thương mại bất hợp pháp khác. Nếu muốn sử dụng hoặc sao chép các format chương trình đã được đăng ký bản quyền thì phải có sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu.
Ngoại trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại, tổ chức/cá nhân đã được Cục Bản quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra.
Hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình
Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Mẫu số 01 và 02 theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan);
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao định hình đối tượng đăng ký liên quan;
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (trong trường hợp người nộp đơn được thừa kế, chuyển giao, kế thừa quyền đó);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của tác giả của tác phẩm
- Bản sao đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm (trong trường hợp là pháp nhân).
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền format chương trình tại cơ quan nào?
– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Quy trình đăng ký bản quyền format chương trình
Quy trình đăng ký bản quyền format chương trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả
Bước 3: Cục Bản quyền tác giả xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, trong thời hạn 15 đến 30 ngày làm việc, Cục bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền format chương trình đối cho người nộp đơn.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền format chương trình, Cục bản quyền sẽ thông báo đến cho người nộp đơn đăng ký bằng văn bản.
Lệ phí đăng ký bản quyền format chương trình
Lệ phí đăng ký bản quyền format chương trình:
STT | Loại hình tác phẩm | Mức thu (đồng/Giấy chứng nhận) |
I | Đăng ký quyền tác giả | |
1 | a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;c) Tác phẩm báo chí;d) Tác phẩm âm nhạc;đ) Tác phẩm nhiếp ảnh. | 100.000 |
Như vậy, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho format chương trình (loại hình tác phẩm viết) là 100.000 đồng.
Dịch vụ đăng ký bản quyền format chương trình của Luật sư X
Dựa trên những thông tin khái quát về thủ tục đăng ký bản quyền format chương trình chúng tôi cung cấp trên đây, có lẽ nhiều người cho rằng thủ tục đăng ký bản quyền nói chung khá đơn giản, tuy nhiên, trên thực tế, khi thực hiện thủ này, nhiều cá nhân, tổ chức mới chợt nhận ra “hóa ra đăng ký bản quyền chẳng hề đơn giản”. Thông thường, qua quá trình tư vấn, Luật sư X thấy được những khó khăn cơ bản của khách hàng, đó là:
Thứ nhất: Không xác định được đối tượng mình dự định đăng ký thuộc loại hình tác phẩm nào được bảo hộ;
Thứ hai: Không biết cách soạn hồ sơ cụ thể, đầy đủ thông tin, không biết chuẩn bị bản sao tác phẩm, các tài liệu, giấy tờ chứng minh các nội dung như yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, văn bản chứng minh thụ hưởng quyền,…;
Thứ ba: Không biết cách thức nộp hồ sơ, đặc biệt là với các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài hoặc các chủ thể không có địa chỉ tại các điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục Bản quyền tác giả;
Thứ tư: Không biết cách tra cứu, theo dõi việc xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý những vướng mắc phát sinh.
Những khó khăn này là do chủ thể thực hiện không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm, không phải là đơn vị chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ, không có bộ phận pháp lý vững mạnh. Để khắc phục những khó khăn trên cũng như mọi khó khăn khác khi thực hiện đăng ký bản quyền, Quý vị có thể sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền trọn gói Luật sư X cung cấp. Với vị thế nhiều năm trên thị trường, chất lượng dịch vụ của chúng tôi luôn được khẳng định bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ.
Quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng bao gồm:
- Cung cấp lời khuyên, tư vấn hướng dẫn về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
- Soạn thảo văn bản, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết
- Trực tiếp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy tờ, thủ tục hành chính khác
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan Nhà nước
- Tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan Nhà nước
- Và hơn hết là có thể thực hiện thủ tục ngoài giờ hành chính
- Hỗ trợ giúp đỡ pháp lý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người già, người nghèo, trẻ vị thành niên.
Luật Sư X sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Thông tin tuyệt đối chính xác: Chúng tôi đảm bảo thông tin chính xác 100% khi cung cấp báo cáo cho khách hàng. Nếu có bất kỳ sai sót nào về thông tin bên mình hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Bảo mật tuyệt đối 100%: Mọi thông tin khách hàng: thông tin cá nhân khách hàng, thông tin nhiệm vụ, thông tin đối tượng khảo sát đều được chúng tôi bảo mật tuyệt đối không phải bên thứ ba biết mà không có sự cho phép từ phía khách hàng.
- Tính chuyên nghiệp: Với kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ luật sư với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đảm bảo được tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, hiệu quả. Luật sư X đều có thể giúp bạn đại diện, nhận và bàn giao kết quả đúng với thời gian đã hẹn.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Luật sư X cung cấp dịch vụ pháp lý với tôn chỉ TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ. Luôn hướng đến việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng để khách hàng có thể tin tưởng giao phó trách nhiệm, đảm bảo đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho cá nhân/pháp nhân.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký bản quyền format chương trình” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Thủ tục rút vốn khỏi công ty con. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967
Theo điều luật quy định của Luật sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn thi hành, kịch bản gameshow truyền hình sẽ nằm trong diện bảo hộ của tác phẩm văn học viết dưới dạng chữ/ký tự. Bởi vậy kịch bản gameshow truyền hình có thể bảo hộ quyền tác giả. Bảo hộ tính sáng tạo, thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc theo nội dung kịch bản hay đăng ký bảo hộ Cục bản quyền tác giả hay không.
Theo khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao, sử dụng tác phẩm đã được công bố để phát sóng không có tài trợ trên truyền hình thì không phải xin phép, tuy nhiên phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Lưu ý trường hợp này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.