Chi bộ là một đơn vị cấp cơ sở của cơ quan đảng, là nơi các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của quốc gia được tuyên truyền đến quần chúng. Trong đó, bí thư chi bộ là chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, đây là vị trí hết sức quan trọng, là sợi dây liên kết giữa nhân dân, Đảng và Nhà nước. Liên quan đến vấn đề thôi giữ chức vụ của bí thư chi bộ, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy trình cho thôi bí thư chi bộ như thế nào? Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định ra sao? Bí thư Đảng ủy xã thôi giữ chức vụ thì được hưởng chế độ như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy trình cho thôi bí thư chi bộ như thế nào?
Bí thư chi bộ là người đứng đầu cơ sở, chịu trách nhiệm lãnh đạo chi bộ ở cơ sở. Để được làm việc ở vị trí này thì người dó cần phải có đủ năng lực,tinh thần trách nhiệm cao mới có thể hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo của chi bộ cơ sở. Khi bí thư chi bộ bị cho thôi giữ chức vụ, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy trình cho thôi bí thư chi bộ như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo Quy định 260-QĐ/TW năm 2009 về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ do Bộ Chính trị ban hành như sau:
Điều 8. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ
1. Cho thôi giữ chức vụ căn cứ theo khoản 1, khoản 2, Điều 4 của Quy chế này: cơ quan tham mưu trình người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy định hiện hành.
2. Cho thôi giữ chức vụ căn cứ theo khoản 3, Điều 4 của Quy chế này:
a. Cơ quan tham mưu căn cứ tình trạng sức khoẻ của cán bộ, kết luận của Hội đồng Giám định y khoa để đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu.
b. Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc cho thôi giữ chức vụ, trình người đứng đầu.
c. Người đứng đầu xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 9. Hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ
1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ;
2. Các văn bản có liên quan khi xem xét cho thôi giữ chức vụ theo Điều 4.
Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định ra sao?
Khi một người giữ chức vụ bí thư không hoàn thành được nhiệm vụ, gây ảnh hưởng đến cơ quan tổ chức thì có thể bị xử lý thông qua các hình thức như rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ,.. nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định tại Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể:
a) Xây dựng ban chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:
– Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định.
– Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
– Đảm bảo tính thiết thực.
– Đảm bảo tính kế thừa.
– Đảm bảo độ tuổi bình quân.
b) Cơ cấu ban chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp; đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
– Coi trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,…
– Trong dự kiến cơ cấu ban chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.
c) Số lượng ủy viên ban chấp hành đoàn các cấp:
– Chi đoàn:
+ Có dưới 9 đoàn viên: Có bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 phó bí thư.
+ Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban chấp hành có từ 3 đến 5 ủy viên, trong đó có bí thư và phó bí thư.
– Đoàn cơ sở: Ban chấp hành có từ 5 đến 15 ủy viên. Nếu ban chấp hành có dưới 9 ủy viên thì có bí thư và 01 phó bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu ban thường vụ gồm bí thư, phó bí thư và các ủy viên ban thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp ban chấp hành có thể bầu 2 phó bí thư.
– Đoàn cấp huyện: Ban chấp hành có từ 15 đến 33 ủy viên; ban thường vụ có từ 5 đến 11 ủy viên. Trong ban thường vụ có bí thư và từ 1 đến 2 phó bí thư, trường hợp đặc biệt có thể có 3 phó bí thư do ban chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp.
– Đoàn cấp tỉnh: Ban chấp hành có từ 21 đến 45 ủy viên; ban thường vụ có từ 7 đến 15 ủy viên và không quá 3 phó bí thư.
+ Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu không quá 55 ủy viên ban chấp hành, 17 ủy viên ban thường vụ và 4 phó bí thư. Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu không quá 61 ủy viên ban chấp hành, 19 ủy viên ban thường vụ và 4 phó bí thư.
+ Trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định.
>> Xem thêm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bí thư Đảng ủy xã thôi giữ chức vụ thì được hưởng chế độ như thế nào?
Bí thư là người giữ vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước các cấp ủy của cơ quan tổ chức, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động của cơ quan tổ chức. Cũng giống như những người lao động khác, bí thư khi thôi giữ chức vụ sẽ được hưởng các khoản trợ cấp nhất định. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Bí thư Đảng ủy xã thôi giữ chức vụ thì được hưởng chế độ như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ cấp xã thôi giữ chức vụ và công chức cấp xã thôi việc (trừ trường hợp chuyển công tác và trường hợp bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức) được hưởng chế độ trợ cấp thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã, trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã và được tính theo quy định của Chính phủ về trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Tại Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Bí thư Đảng ủy xã thôi giữ chức vụ không thuộc trường hợp chuyển công tác và trường hợp bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi giữ chức vụ như sau:
– Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm:
+ Mức lương theo ngạch, bậc,
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo,
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung,
+ Phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2023.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy trình cho thôi bí thư chi bộ như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 4 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV có quy định như sau:
Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
4. Tiêu chuẩn cụ thể:
Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
Như vậy, trong trường hợp bạn tốt nghiệp cấp 3 (tốt nghiệp trung học phổ thông) thì bạn có thể trở thành Bí thư xã. Tuy nhiên bạn cần đáp ứng một số tiêu chí khác thì bạn mới có thể trở thành Bí thư xã.
Căn cứ Mục 24 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì việc bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ đảng được quy định cụ thể như sau:
– Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi ủy viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.
– Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ, thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi ủy viên hoặc đảng viên (nơi không có chi ủy) làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.
– Khi thật cần thiết, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi ủy viên.