Trong một số trường hợp như nhóm đối tượng kinh doanh là các tổ chức, các nhân doanh nghiệp hay hợp tác xã bị chia tách, bị sáp nhập hay hợp nhất hoặc khi bị chấm dứt hoạt động kinh doanh thì cần phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà họ đã được cơ quan quản lý thuế cấp cho trước đó. Tuy nhiên đây không phải là một thủ tục phổ biến nên hiện nay có rất nhiều người phải chấm dứt hiệu lực mã số huế những chưa biết làm như thế nào. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Quy trình chấm dứt hiệu lực mã số thuế” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mã số thuế theo quy định hiện hành
Trên thực tế hiện nay thì việc đóng thuế khi phát sinh thu nhập từ việc kinh doanh là điều bắt buộc và hầu hết các đối tượng phải nộp thuế đều thực hiện đầy đủ nghĩ vụ này theo đúng quy định, trong đó hiện nay vẫn còn khá nhiều trường hợp người nộp thuế tuy thực hiện nghĩa vụ nộp thuế những lại chưa hiểu rõ về mã số thuế cũng như các quy định về mã số thuế ra sao.
Mã số thuế (MST) là một dãy gồm 10 hoặc 13 số được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc khi có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Các đối tượng phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế có cả mã thuế số cá nhân lẫn tổ chức, gồm đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông và đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế được quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/2/2020.
Cấu trúc MST được quy định cụ thể gồm:
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13
Trong đó:
– Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của MST.
– Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
– Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
– Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Cách phân loại cấu trúc MST:
– MST 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
– MST 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
Theo đó:
– Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác theo quy định được cấp MST 10 chữ số cho người đại diện hộ gia đình, người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân và cấp MST 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
– Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định tại Điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105 có đầy đủ tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ thuế trước pháp luật được cấp MST 10 chữ số;
Các đơn vị phụ thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật của người nộp thuế nêu trên nếu phát sinh nghĩa vụ thuế và trực tiếp khai thuế, nộp thuế được cấp MST 13 chữ số.
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài theo quy định đăng ký nộp thuế nhà thầu trực tiếp với cơ quan thuế thì được cấp MST 10 chữ số theo từng hợp đồng.
– Nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định chưa có MST tại Việt Nam khi đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế được cấp MST 10 chữ số. Nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng MST đã được cấp để trực tiếp kê khai, nộp thuế hoặc cung cấp MST cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền hoặc cung cấp cho ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế và kê khai vào Bảng kê về khấu trừ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài tại Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân khấu trừ, nộp thay theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105 được cấp MST 10 chữ số (MST nộp thay) để kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài, nhà cung cấp ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh. Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105 được bên việt Nam kê khai, nộp thay thuế nhà thầu thì được cấp MST 13 số theo MST nộp thay của bên Việt Nam để thực hiện xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế nhà thầu tại Việt Nam.
– Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phân lãi dầu, khí được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn theo quy định được cấp MST 10 chữ số theo từng hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thoả thuận hoặc giấy tờ tương đương khác.
– Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu theo quy có một hoặc nhiều hợp đồng ủy nhiệm thu với một cơ quan thuế thì được cấp một MST nộp thay để nộp khoản tiền đã thu của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Quy trình chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Theo quy định hiện hành thì mã số thuế là lĩnh vực thuộc sực quản lý nghiêm ngặt của cơ quản Nhà nước, vậy nên khi doanh nghiệp hay đối tượng có mã số thuế muốn thực hiện các thủ tục, các thay đổi hay các vấn đề liên quan khác về mã số thuế đều sẽ phải được sự cho phép cua cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, vậy thì quy trình chấm dứt hiệu lực mã số thuế ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bước 1:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và hợp tác xã trước khi nộp hồ sơ để chấm dứt hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã do bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện các thủ tục về thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế theo thời hạn quy định tại Luật Doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp) và các pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan không quy định thời hạn người nộp thuế phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chia, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất, quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận:
– Đối với hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế bằng giấy:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính: Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế. Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.
+ Giao dịch điện tử trong đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế:
Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.
Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Như đã phân tích ở trên thì việc thực hiện chấm dứt hiệu lực của mã số thuế cho dù là đối với đối tượng nào thì cũng cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền cũng như phải thực hiện đúng quy trình đã được quy định cụ thể, ngoài ra việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế này còn phải tuân thủ theo những nguyên n-tắc nhát định, cụ thể như sau:
Theo khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019, có 5 nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
– Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
– Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019;
– Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
– Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
– Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy trình chấm dứt hiệu lực mã số thuế chúng tôi cung cấp dịch vụ mã số thuế cá nhân Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy trình chấm dứt hiệu lực mã số thuế” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thành lập công ty ở Việt Nam… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1, 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định 10 trường hợp người nộp thuế được chấm dứt hiệu lực mã số thuế, bao gồm:
– Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
– Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
+ Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
+ Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 MST duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực MST, trong đó:
+ Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp MST phụ thuộc.
+ Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là MST.
– Cá nhân được cấp 01 MST duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó; trong đó:
Người phụ thuộc của cá nhân được cấp MST để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. MST cấp cho người phụ thuộc đồng thời là MST của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp MST nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế.
– MST đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
– MST của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên.
– MST cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là MST cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.