Chào Luật sư, khi di chuyển trên đường, tôi thường xuyên thấy các cảnh sát giao thông cẩu xe của người vi phạm giao thông về đồn để tạm giữ phương tiện vi phạm. Chính vì thế tôi khá tò mò về quy trình cẩu xe vi phạm tại Việt Nam diễn ra như thế nào. Luật sư có thể cho tôi hỏi quy trình cẩu xe vi phạm giao thông diễn ra như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy trình cẩu xe vi phạm giao thông diễn ra như thế nào?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về cẩu xe vi phạm
Cẩu xe là một trong những hình thức tạm giữ phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, tùy vào hành vi vi phạm pháp luật mà người tham gia giao thông có thể bị tạm giữ phương tiện giao thông. Ví dụ như trường hợp điều khiển xe không có giấy tờ hợp pháp, chạy xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông.
Theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);
- Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);
Trường hợp CSGT được yêu cầu cẩu xe vi phạm
Các trường hợp CSGT được yêu cầu cẩu xe vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp dùng để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội hoặc để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông diễn ra như thế nào?
Khi tiến hành cẩu xe phía Cảnh sát giao thông sẽ phải đảm bảo quy trình cẩu xe vi phạm giao thông đúng quy định như phải lập biên bảng khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền về việc tạm giữ về tang vật, phương tiện.
Theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ; quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông diễn ra như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đổi tên giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt xe máy đi sai làn đường như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng: Chuyển làn đường không đúng nơi được phép;
– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng: Điều khiển xe không đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều);
– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng: Chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.”;
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt xe ô tô đi đường 1 chiều như sau:
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt xe máy đi đường 1 chiều như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.