Người nghèo luôn là những đối tượng đặc biệt được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người nghèo. Trong đó, các chính ách về Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách rất nổi bật. Vậy ” Quy trình cấp thẻ BHYT cho người nghèo” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, những đối tượng người nghèo được xếp là hộ nghèo hoặc hộ cân nghèo thì khi tham gia BHYT có được hưởng những chính sách ưu đãi gì không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Hộ nghèo và hộ cận nghèo là gì?
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định như sau:
“ Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau:
a) Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
– Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng.
– Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo
– Hộ nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị;
– Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị”.
Như vậy, theo như quy định trên hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở xuống.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở xuống.
Các chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo
Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh
Căn cứ Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP; Điều 2, 3, 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP, hiện nay có 29 đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Trong đó, người thuộc hộ gia đình nghèo là một trong những đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đồng thời, được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên (căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg).
Miễn học phí cho học sinh, sinh viên
Các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn học phí quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP, trong đó bao gồm:
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo;
– Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo;
– Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Người thuộc hộ nghèo có thể được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
Theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, những người thuộc hộ nghèo sau đây sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng:
+, Người từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.
+, Người từ đủ 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng được trợ cấp 720.000 đồng/tháng.
+, Người từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo mà không thuộc trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
+, Người đơn thân hoặc góa vợ hoặc chồng thuộc hộ nghèo mà đang nuôi con ăn học được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng/con.
+, Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng.
Được hỗ trợ vay vốn để sản xuất, kinh doanh
Tại Công văn số 866 năm 2019 của ngân hàng chính sách xã hội, mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh dành cho hộ nghèo tối đa là 100 triệu đồng/hộ mà không phải đảm bảo tiền vay với thời hạn vay lên đến 120 tháng.
– Mức lãi suất do ngân hàng Chính sách xã hội công bố hiện nay là 6,6%/năm đối với hộ nghèo.
Ngoài ra, Căn cứ Quyết định 33 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ, hộ nghèo còn có thể được hỗ trợ vay vốn về nhà ở để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở với số tiền tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC, mỗi hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.
Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.
Mức hưởng thẻ BHYT của hộ nghèo
Căn cứ điểm h Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
Bên cạnh đó, Khoản 1 và Khoản 3, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định:
Mức hưởng bảo hiểm y tế: Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26; 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a; d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
Ngoài ra theo quyết định 14/2012/QĐ-Ttg thì người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn khi nằm viện, chi phí đi lại, chuyển viện.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy: Người có thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo được chi trả 100% khi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Quy trình cấp thẻ BHYT cho người nghèo
Quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thành viên chưa tham gia bảo hiểm y tế để lập danh sách người chỉ tham gia bảo hiểm y tế theo Mẫu D03-TS theo từng nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bước 2: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, ký xác nhận và lập hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm y tế huyện.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức in và chuyển giao thẻ cho Phòng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để cấp cho người dân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình cấp thẻ BHYT cho người nghèo“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty trọn gói; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan cấp thẻ BHYT là UBND phường-xã, thị trấn, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận-huyện và Bảo hiểm xã hội quận-huyện.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/ NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;”
Bên cạnh đó, căn cứ tại quy định Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nhà nước hỗ trợ mức đóng như sau:
“Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;”
Như vậy, gia đình thuộc hộ cận nghèo sẽ thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Mức đóng BHYT đối với đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo đóng tối đa là 4,5% mức lương cơ sở. Hộ gia đình cận nghèo chỉ cần đóng 30% chi phí còn 70% còn lại do ngân sách nhà nước chi trả.
Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.