Bảo hành là cụm từ ta thường được nghe khi mua sắm các thiết bị điện tử hay các đồ dùng gia dụng trong gia đình. Đây là một chế độ dành cho người tiêu dùng, người mua có thể được sự hỗ trợ sửa chữa khi gặp các vấn đề hỏng hóc do lỗi kỹ thuật đến từ phía nhãn hàng, sản phẩm. Hiện nay cụm từ bảo hành còn được sử dụng đối với các công trình xây dựng. Bảo hành công trình xây dựng cũng giống với bảo hành các thiết bị điện tử khác đều là sự bảo đảm của chủ đầu tư, người bán về sản phẩm do mình sản xuất ra và có những biện pháp nếu xuất hiện hỏng hóc. Vậy quy trình bảo hành công trình xây dựng như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn tham khảo bài viết “Quy trình bảo hành công trình xây dựng” của Luật sư X dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bảo hành công trình xây dựng là gì?
Việc xây dựng một công trình tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Không phải ai nhìn qua cũng có thể đánh giá được chất lượng của công trình, độ hoàn thiện về thi công mà cần có thời gian sử dụng. Nhiều công trình khi hoàn thiện được đánh giá khá tốt nhưng khi sử dụng thì bị xuống cấp một cách nhanh chóng và nghiêm trọng. Để những nhà thầu có trách nhiệm trong việc thi công và đảm bảo tính minh bạch của việc thi công công trình xây dựng thì Luật xây dựng đã có quy định liên quan đến việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu ngay cả khi công trình đã hoàn tất và hoạt động này được gọi là bảo hành công trình xây dựng. Vậy bảo hành công trình xây dựng theo Luật xây dựng là gì?
Luật sửa đổi luật xây dựng năm 2020 giải thích: Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Khoản 17 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP giải thích: Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thi công. Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.
Nội dung bảo hành công trình gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.
Thời gian bảo hành công trình, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo loại, cấp công trình xây dựng và quy định của nhà sản xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết bị.
Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
Việc bảo hành công trình xây dựng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người nên những yêu cầu trong bảo hành công trình xây dựng cũng cần được đảm bảo thực hiện. Không phải ai cũng có thể thực hiện sửa chữa, bảo hành công trình xây dựng. Việc bảo hành phải được thực hiện bởi người có chuyên môn trong lĩnh vực đó như bảo hành trần phải do thợ chuyên thi công về trần hay bảo hành hệ thống cập thoát nước cũng như vậy. Nhà thầu không được vì giảm chi phí mà cắt cử những người không có chuyên môn trong lĩnh vực này tham gia vào hoat động bảo hành. Việc bào hành phải diễn ra kịp thời ngay tại thời điểm hỏng hóc tránh trường hợp để lâu gây hư hại nhiều hơn cho người đang sử dụng công trình xây dựng.
Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với bảo hành công trình xây dựng như sau:
Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng.
Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định.
Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
Quy trình bảo hành công trình xây dựng
Thế nào là quy trình chuẩn để bảo hành công trình xây dựng chắc cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Vì đối tượng bảo hành là công trình xây dựng nên việc bảo hành này sẽ có quy trình phức tạp và chặt chẽ hơn. Nếu khôg có sự quy định và quản lý tốt công trình xây dựng thì việc bảo hành sẽ không phát huy được hết ý nghĩa của nó. Người sử dụng công trình cũng không được tự ý sửa chữa gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, những hỏng hóc lớn rồi yêu cầu chủ đầu tư phải sửa chữa cho mình. Việc khảo sát hỏng hóc sẽ phải do người có trình độ liên quan trong lĩnh vực này do chủ đầu tư cử sang. Và khi khoả sát xong, khảo sát viên phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề trên cho người sử dụng nắm được tình hình hỏng hóc. Quy trình cơ bản khi bảo hành công trình xây dựng sẽ được diễn ra như sau:
Việc thực hiện bảo hành công trình xây dựng được quy định tại điều 36 nghị định 46/2015/NĐ-CP như sau:
Bước 1. Trong thời gian bảo hành, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
Bước 2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị
- Thực hiện bảo hành phân công việc và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành. Có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;
- Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành.
Bước 3. Chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu và xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng khi kết thúc thời gian bảo hành. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục tố cáo bạo hành năm 2023 ra sao?
- Quy trình thành lập công ty xây dựng chi tiết năm 2023
- Thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất năm 2023 diễn ra như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy trình bảo hành công trình xây dựng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy trình bảo hành công trình xây dựng” hoặc nhu cầu dùng các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo đơn hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 5, 6 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, thời hạn bảo hành như sau:
Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo thời hạn theo quy định này để áp dụng.
Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
Khoan 7 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định: Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng được quy định tại Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
– Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
– Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
– Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
– Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, hình thức, giá trị và thời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.