Thưa luật sư, tôi có đang dự định mở một công ty luật ở quê. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về các quy phạm pháp luật hành chính được áp dụng hiện nay. Văn bản quy phạm pháp thực tiễn thực hiện như thế nào? Các hình thức thực hiện pháp luật ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta là gì?
Có thể hiểu quy phạm pháp luật hành chính là một trong những dạng cụ thể chi tiết của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính cũng là các quy tắc xử sự chung nhằm thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước và nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi để xác định giới hạn của con người về tính hợp pháp phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
Thông thường, quy phạm pháp luật hình chính có các tính chất như có tính bắt buộc chung, thường áp dụng nhiều lần và hiệu lực của chúng không chấm dứt khi đã được áp dụng.
Các quy phạm pháp luật hành chính có rất nhiều đặc điểm riêng so với các quy phạm pháp luật khác như sau:
Thứ nhất về nội dung thì đa số các quy phạm pháp luật hành chính có tính mệnh lệnh do quan hệ quản lý mà luật hành chính điều chỉnh có bản chất quyền uy và phương pháp quản lý chủ yếu là mệnh lệnh- phục tùng.
Thứ hai thông thường thì quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và tính ổn định không cao do đặc điểm biến động nhanh chóng của hoạt động hành chính là đối tượng điều chỉnh của nó.
Thứ ba các chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính rất đa dạng trong đó đa số thuộc về các cơ quan hành chính.
Thứ tư về mục đích điều chỉnh, quy phạm pháp luật hành chính là các quy phạm điều chỉnh quan hệ hành chính nhà nước.
Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta là gì?
Có thể hiểu áp dụng quy định pháp luật hành chính là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định cá biệt để giải quyết những việc cụ thể phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật hành chính.
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì nó là một trong những hoạt động phải tuân thủ thủ tục hành chính được pháp luật quy định chặt chẽ. Khi áp dụng phải mang tính chủ động, sáng tạo, cá biệt cụ thể.
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là những chủ thể bao gồm những cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ, công chức được trao quyền.
+ Phạm vi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là trong hoạt động hành chính nhà nước còn những trường hợp khác chỉ là cá biệt.
Do việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính rất quan trọng sẽ là tiền đề điều kiện cho việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và chấp hành quy định pháp luật để áp dụng quy phạm pháp luật hành chính tốt nhất.
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính Việt nam?
Việc thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay đã tương đối thực hiện đúng, đủ các quy phạm mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành, trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam đã nâng lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước. Như vậy, do nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong các vấn đề quan trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi và nghiên cứu nhằm hoàn hiện nhận thức đúng đắn nhất đưa ra những quan điểm sáng suốt và có giá trị.
Về mặt tích cực
Việc nâng cao hiểu biết của mình về pháp luật nói chung cũng như việc hiểu biết pháp luật hành chính nói riêng cũng là thiên hướng thúc đẩy việc thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính.
Trong hoạt động thực hiện và tổ chức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính hiện nay có nhiều bước chuyển biến tích cực, người dân Việt Nam đã chủ động tích cực, đã tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính. Trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, số cán bộ vi phạm quy phạm pháp luật hành chính trong khi thi hành công vụ đã giảm, thực trạng tham nhũng, sách nhiễu trong công việc đang được đẩy lùi, các cán bộ công chức đã ngày càng chứng tỏ sự minh bạch công khai trong công việc của mình.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ các quy phạm pháp luật hành chính hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trở thành những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành công vụ, khiếu nại, tố cáo, tố giác những hành vi của những người người thực hiện hành vi trái pháp luật.
Về mặt tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực về thực hiện quy phạm pháp luật hành chính còn có những Hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của toàn xã hội.
Một bộ phận người dân, tổ chức ngay cả cơ quan có thẩm quyền thực hiện vẫn còn chưa cao. Họ chưa tôn trọng pháp luật, thái độ thờ ơ và lẩn tránh các quy phạm pháp luật hành chính vẫn còn xảy ra nhiều, sự tùy tiện trong việc chấp hành kỉ luật lao động, sinh hoạt và làm việc. Nguyên nhân của vấn đề trên chính là do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành nông nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn nuôi, người dân sống và thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập quán từ lâu đời do đó ý thức vẫn còn thấp trong hiểu biết và chấp hành pháp luật.
Việc chấp hành các quy phạm pháp luật hành chính còn mang tính chất chống đối. Lách luật xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện nay, có thể thấy rõ tình trạng một số người dân tham gia giao thông trên đường bằng xe máy chỉ chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông hoặc khi nhìn thấy cảnh sát giao thông từ xa sẽ đi vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình đã vi phạm.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta.
Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay có những hạn chế nhất định, nói cách khác là việc thực hiện các quy phạm này chưa được thực hiện đúng và đủ. Một số giải pháp hữu hiệu sau đây sẽ giúp việc thực hiện các quy phạm hoàn chỉnh hơn:
- Đầu tiên cần phải chú ý đến là tính hợp pháp, tính thống nhất, tính hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật. Tính hợp pháp, hợp lý và thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể được đảm bảo khi công tác xây dựng, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, có sự tham khảo ý kiến của đa số quần chúng nhân dân trước khi ban hành một văn bản dưới luật cụ thể.
- Văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực cao khi được các cơ quan thực thi thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để việc áp dụng luật. Các cơ quan này cần phải được trang bị không chỉ về cơ sở pháp lý, mà còn cả cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân sự để đảm bảo việc thực hiện pháp luật ở mọi cấp độ. Các văn bản quy phạm pháp luật cần phải nêu rõ thẩm quyền của các cơ quan có liên quan cũng như nêu rõ các cơ quan đầu mối cùng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đó.
- Để chấp hành tốt, áp dụng đúng các quy phạm pháp luật hành chính, yêu cầu đặt ra là việc giải thích luật, tuyên truyền luật cần phổ biến và rộng rãi hơn, để mọi người dân cũng như các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được đúng quy phạm và thực hiện chúng trên thực tế chính xác nhất có thể, có thể chỉ do một vài lỗi nhỏ trong các quy phạm có thể làm sai lệch hoàn toàn việc thực hiện chúng.
- Các cơ quan cần đưa ra nhiều tiêu chí, phù hợp với các quy phạm về khen thưởng và kỉ luật, nhiều trường hợp không dáng khen thưởng cũng khen thưởng dẫn đến tình trạng khen thưởng tràn lan, không thích hợp với nhiều cá nhân, tổ chức. Nhiều trường hợp cần xử phạt, kỉ luật nhưng do nể nang nên việc thực hiên chưa được đảm bảo nên giải pháp hữu hiệu là phải đưa ra những tiêu chí thực hiện rõ ràng hơn nữa.
Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác để thực hiện tốt các quy phạm pháp luật hành chính, mục đích cuối cùng vẫn chỉ là đưa các quy phạm pháp luật hành chính vào đời sống.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà nước.
Việc ban hành pháp luật (hoạt động lập pháp) của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo cơ chế thảo luận tập thể, quyết định theo đa số tại các kì họp, phiên họp không đủ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước một cách năng động và kịp thời. Mặt khác, do không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên QUốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn quản lí của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Vì vậy, các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của hiến pháp. luật và pháp lệnh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
Xác định thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước
Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của đối tượng quản lí hành chính nhà nước
Quy định cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Quy định thủ tục hành chính
Quy định vi phạm hành chính
Quy định các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.
Quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước
– Quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi từng địa phương nhất định.