Rừng là tài nguyên quý cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý. Các vấn đề liên quan đến đất đai lâm nghiệp luôn được nhà nước quan tâm đặc biệt là rừng phòng hộ. Hiện nay nước ta có diện tích rừng phòng hộ khá lớn điều này đặt ra vấn đề về công tác quản lý và quy hoạch rừng phòng hộ. Vậy rừng phòng hộ là gì? Quy hoạch rừng phòng hộ hiện nay như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Đất rừng phòng hộ là gì?
Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Chính vì điều này mà mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng. Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Nước Việt Nam ta cũng là một nước được biết đến là rừng vàng biển bạc nhưng với tình hình khai thác quá mức dẫn đến phá hoại hệ sinh thái rựng hiện nay dẫn đến việc Nhà nước ta đã ban hành quy định của pháp luật đó là Luật Lâm nghiệp của Việt Nam trong đó còn ghi rõ nội dung về rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Chỉ từ khái niệm nay mà cho chúng ta thấy rừng có một giá trị rất to lớn đến đời sống xã hội và kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập ngày nay.
Theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại Điều 5 về việc phân loại rừng, trong đó đã ghi rõ khái niệm đất rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Theo như từ điển Luật học thì việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ được định nghĩa là việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Việc chuyển đổi chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật về điều kiện, đối tượng, thẩm quyền và hạn mức,…
Mặt khác, rừng phòng hộ còn giúp bảo vệ con người, môi trường, điều hòa khí hậu. Việc đảm bảo quốc phòng an ninh tại rừng phòng hộ cũng rất quan trọng. Ngoài ra, rừng phòng hộ còn phục vụ du lịch, tham quan khám phá thiên nhiên hoang dã. Như vậy, rừng phòng hộ cần được bảo tồn, duy trì để phục vụ nhu cầu, an toàn cuộc sống loài người.
Trong thực tiễn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là nhu cầu thường gặp ở nhiều hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Không hiếm trường hợp các hộ dân tự ý sử dụng đất vào mục đích khác mà chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là thu hồi đất mà không được xem xét đến các trường hợp bồi thường cho đất rừng phòng hộ.
Do đó, để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, người sử dụng cần hiểu rõ về loại đất này cũng như các quy định liên quan tại Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn. Cũng chính vì điều này mà pháp luật hiện hành đã quy định về phân loại đất rừng phòng hộ trong đó bao gôm: Loại đầu tiên là đất rừng phòng hộ đầu nguồn, giúp bảo vệ nguồn nước. Đây cũng là nhóm rừng phòng hộ biên giới, bảo vệ an ninh. Tiếp theo là đất rừng phòng hộ chắn gió, đây là yếu tố chính làm cát bay, mất cân bằng địa hình. Có cả rừng phòng hộ chắn sóng, giảm bớt tình trạng biển ngày càng lấn sâu đất liền. Cuối cùng là đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ du lịch
Những quy định về đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ được biết đến là rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh,.. Để hiểu biết thêm về những quy định của Đất rừng phòng hộ thì dựa vào quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2013 có quy định về đất rừng phòng hộ như sau:
Thứ nhất nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ, quản lý, phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thông qua kết hợp với việc sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
Thứ hai các tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Thứ ba các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng, đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì sẽ được nhà nước cấp cho rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được quyền kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng.
Thứ năm cộng đồng cư dân được nhà nước cấp đất rừng phòng hộ theo quy định thì sẽ được giao đất để bảo vệ, phát triển. Đồng thời có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng.
Như vậy có thể thấy để duy trì và phát triển về đất rừng phòng hộ thì Nhà nước ta đã thực hiện cách chính sách để giao đất rừng phòng hộ cho từng địa phương, từng tổ chức trong việc tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. Bên cạnh đó các cán bộ kiểm lâm còn thực hiện việc tuyên truyền để người dân ngày một hiểu rõ hơn về tác dụng của rừng phòng hộ đối với đồi sống xã hội và kinh tế thì trường của nước ta.
Quy hoạch đất rừng phòng hộ
Nguyên tắc quy hoạch đất rừng phòng hộ
Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng được quy định tại Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:
Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất;diện tích rừng hiện có tại địa phương.
Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
Chủ rừng không được cho tổ chức,hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương;không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
Tôn trọng không gian sinh tồn,phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán,văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật
Thẩm quyền quyết định quy hoạch rừng phòng hộ
Theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc về các chủ thể sau:
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất
Đối với mỗi loại đất khác nhau thì việc các nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định Điều 18 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định. Chính vì thế mà việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng.
Để tránh tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng bừa bãi kho có quy hoạch và quản lý làm ảnh hưởng đến tự nhiên, đến đòi sống của người dân thì pháp luật đã quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Mà theo như quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định cụ thể như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm nêu trên, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Bên cạnh điều kiện chuyển mục đích được quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 (tương tự với các quy định chuyển mục đích đất rừng sản xuất), việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang mục đích khác thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Điều 57 Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng phòng hộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, Điều 58 Luật Đất đai có quy định chi tiết đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư như sau:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Do đó, cần dựa vào diện tích chuyển đổi để xác định thẩm quyền trong trường hợp này. Chuyển đổi đất rừng phòng hộ hiện có nhiều trường hợp và quy định trong thực tế. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu cần áp dụng đúng để tránh các sai phạm trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai.
Như vậy dựa theo quy định trên thì việc chuyển đổi mục đích của rừng phòng hộ sang đất sản xuất thì được pháp luật cho phép nhưng khi thực hiện việc chuyển đổi thì cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Để đảm bảo tránh tình trạng chuyển đổi mục đích tràn lan mất kiểm soát. Đối với những người cố tình có hành vi vi phạm trong quá trình chuyển đổi thì sẽ bị thu hồi lại đất theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Mời bạn xem thêm
- Chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không?
- Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không theo quy định mới?
- Quyết định 01/2021/QĐ-HĐTĐ về quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Quy hoạch đất rừng phòng hộ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, biểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất …. hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất;diện tích rừng hiện có tại địa phương.
Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
Chủ rừng không được cho tổ chức,hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương;không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
Tôn trọng không gian sinh tồn,phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán,văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật
Theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017, thẩm quyền quyết định chủ trương quy hoạch rừng sang mục đích khác thuộc về các chủ thể sau:
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng được quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017:
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi
rừng đối với cộng đồng dân cư.
Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.