Vì những nguồn lợi trước mắt mà nhiều người sử dụng dụng đất sẵn sàng thực hiện những hành vi vi phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai đã được Nhà nước quy định trong pháp luật. Một trong những hành vi vi phạm bị pháp luật về đất đai nghiêm cấm mà người sử dụng đất thường mắc phải đó là hành vi lấn, chiếm đất đai để mở rộng thêm diện tích đất sử dụng cho riêng mình. Hành vi này không chỉ dừng lại ở việc người sử dụng đất lấn chiếm đất bỏ trống chưa có người sử dụng hay lấn chiếm đất hợp pháp của những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác mà còn lấn, chiếm sang cả đất quốc phòng, một trong những loại đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tiềm lực quốc phòng, là địa điểm xây dựng các căn cứ quân sự trong việc phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc . Vậy trong trường hợp người sử dụng đất lấn, chiếm đất quốc phòng thì sẽ bị xử lý ra sao? Việc lấn chiếm đất quốc phòng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Thông tư 27/2018/TT-BTNMTBTNMT
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
- Bộ luật hình sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Lấn chiếm đất quốc phòng là gì?
Đất quốc phòng là đất được sử dụng làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; đất sử dụng xây dựng căn cứ quân sự; đất sử dụng xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng; đất sử dụng làm ga, cảng quân sự; đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng; đất sử dụng xây dựng kho tàng quân sự; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công vụ của quân đội; đất xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý; trừ trường hợp đất có công trình của quốc phòng xây dựng ngầm dưới lòng đất nhưng trên bề mặt đang sử dụng vào các mục đích khác.
Theo khoản 1 ĐIều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”
Tại khoản 2 Điều 3.Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi một số nội dung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, theo đó quy định:
“Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện những người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, lấn chiếm đất quốc phòng là hành vi trái pháp luật mà trong đó người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất giữa đất của mình đang sử dụng với đất quốc phòng để mở rộng diện tích đất sử dụng; tự ý sử dụng đất quốc phòng mà chưa được cấp phép theo quy định của pháp luật.
Hình thức xử lý các trường hợp lấn chiếm đất quốc phòng
Lấn, chiếm đất là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Chính vì vậy, khi người sử dụng đất lấn, chiếm đất quốc phòng trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
– Thu hồi đất vi phạm
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, đối với các trường hợp lấn, chiếm đất trái với quy định của pháp luật sẽ bị Nhà nước thu hồi lại phần đất đã lấn chiếm
– Các hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP các hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp lấn, chiếm đất quốc phòng như sau:
+ Các hình thức xử phạt chính
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
- Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
- Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
- Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
- Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
- Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
- Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp theo quy định;
+ Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định;
Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 228 BLHS năm 2015, người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lấn chiếm đất quốc phòng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do vậy, việc phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng sẽ căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
* Lưu ý: Trường hợp lấn, chiếm đất quốc phòng tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn tranh chấp đất đai thừa kế Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Chương III Nghị định 91/2019/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này tùy theo mức độ sẽ thuộc về UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lấn, chiếm đất quốc phòng sẽ là 02 năm.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP sẽ chỉ áp dùng đối với các hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
– Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
– Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).