Đảng Viên là chiến sĩ cách mạng của dân tộc Việt Nam. Đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người phục vụ của nhân dân. Trong xã hội hiện đại, vai trò của Đảng viên càng cần được phát huy. Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là tấm gương để mọi người noi theo. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi trường hợp Đảng viên vi phạm. Vậy, quy định xử lý đảng viên vi phạm mới nhất như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Quyết định 69-QÐ/TW
Nội dung tư vấn
Đảng viên là gì?
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Thế nào là Đảng viên vi phạm?
Đảng viên vi phạm: Là việc đảng viên không tuân theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội mà đảng viên là thành viên.
- Cố ý vi phạm: Là việc đảng viên đã được thông báo, phổ biến, biết về quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện.
- Vô ý vi phạm: Là việc đảng viên không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nên đã vi phạm hoặc tuy ý thức được hậu quả về hành vi của mình nhưng vì quá tự tin cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra nên dẫn đến vi phạm.
- Tái phạm: Là việc đảng viên vi phạm đã được kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại vi phạm nội dung đã được kiểm điểm hoặc bị xử lý.
Quy định xử lý đảng viên vi phạm mới nhất
Quy định về kỷ luật khiển trách
Theo Khoản 1, Điều 31, Quyết định 69-QÐ/TW quy định, đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Không phổ biến kịp thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng hoặc không chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình.
- Thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để cấp dưới thực hiện sai hoặc quyết định sai.
- Giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ, không cụ thể, không đúng quyền hạn dẫn đến cấp dưới vi phạm.
- Cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng không kịp thời chỉ đạo hoặc giải quyết để xảy ra đơn, thư tố cáo, khiếu nại vượt cấp phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, đơn vị.
- Có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhưng né tránh, không kiểm tra, xem xét, xử lý khi phát hiện đảng viên thuộc diện cơ quan, cấp mình quản lý vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Chỉ đạo, thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để xảy ra sai phạm bị kỷ luật trong lĩnh vực được phân công quản lý hoặc phụ trách.
- Tổ chức đoàn đi công tác trong nước và ngoài nước không có mục đích chính đáng, không đúng thành phần, thời gian và nội dung, yêu cầu công việc.
Quy định về kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức
Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều 31, Quyết định 69-QÐ/TW mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
- Thiếu kiểm tra, không phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phạm vi trực tiếp lãnh đạo, quản lý hoặc được phân công phụ trách.
- Chỉ đạo, thực hiện trái quy định của Đảng, Nhà nước hoặc không rõ, không cụ thể, không nhất quán, gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản của Đảng, Nhà nước; tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái quy định của Đảng, Nhà nước.
- Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đề đơn vị mất đoàn kết nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, quy trình, quy định công tác, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
- Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền sai sự thật; không giải quyết kịp thời những khuyết điểm, yếu kém ở địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực mình phụ trách dẫn đến có nhiều sai phạm nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ hoặc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài.
- Bố trí để vợ (chồng), bố, mẹ, con đẻ, con rể, con dâu, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) của mình hoặc người khác giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm công việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách trái quy định của Đảng, Nhà nước.
- Để cấp phó, người đại diện hoặc người được mình ủy quyền làm trái quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định về kỷ luật bằng hình thức khai trừ
Trường hợp vi phạm quy định Khoản 1, Khoản 2 Điều 31, Quyết định 69-QÐ/TW gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm nghiêm trọng của cấp dưới, dẫn đến người vi phạm bị xử lý về hình sự.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương báo cáo sai sự thật, che giấu tội phạm, hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc che giấu tình trạng mất đoàn kết nội bộ kéo dài ở nơi mình trực tiếp phụ trách.
- Trực tiếp gây ra hoặc do quan liêu, thiếu trách nhiệm để cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp phụ trách mất đoàn kết, vi phạm nghiêm trọng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Người đứng đầu tổ chức kinh tế của Đảng, Nhà nước thiếu trách nhiệm hoặc làm trái quy định dẫn đến đơn vị sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng tiền, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tập thể và cá nhân người lao động.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Khi nào thì bị khai trừ khỏi Đảng?
- Tất tần tật điều kiện và thủ tục để vào Đảng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định xử lý đảng viên vi phạm mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân, dò mã số thuế cá nhân, xin giấy phép bay flycam…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. để được tiếp nhận.
Câu hỏi thường gặp
Khi đang xem xét, xử lý đảng viên vi phạm mà tổ chức đảng nơi đảng viên vi phạm đang sinh hoạt bị giải thể, sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiếp tục xem xét, xử lý hoặc báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên theo quy định.
Đối với Đảng viên chính thức, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với Đảng viên dự bị, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo.
Các đảng viên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì không được cơ cấu vào cấp ủy, bố trí làm cán bộ chủ chốt, bầu làm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu bầu vào các chức vụ cao hơn khi quyết định kỷ luật chưa hết hiệu lực.