Để có thể hoàn thiện một ngôi biệt thự đẹp như mong muốn, ngoài việc chú ý đến mẫu thiết kế, các chủ đầu tư cũng nên tìm hiểu về quy định về xây dựng biệt thự. Nơi công trình tọa lạc để có phương án quy hoạch xây dựng căn biệt thự một cách hợp lý. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm quy định về xây dựng nhà biệt thự hiện nay nhé!
Quy định về xây dựng nhà biệt thự hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật nhà ở 2014 thì nhà ở được chia ra thành nhiều loại: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở có sẵn, nhà ở hình thành trong tương lai. Trong đó, nhà biệt thự là nhà thuộc nhóm nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở thì nhà biệt thự tại Việt Nam được phân thành 3 nhóm sau đây:
– Biệt thự nhóm một là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm hai là biệt thự không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm ba là biệt thự không thuộc diện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 34 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Quy trình cấp giấy phép xây dựng
Căn cứ pháp lý: Điều 102 Luật Xây dựng 2014.
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 3: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
Bước 4: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Bước 5: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Thời gian giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Mật độ xây dựng biệt thự được quy định như thế nào?
Theo quy định các chỉ tiêu kiến trúc công trình nhà liền kề và biệt thự tại dự án nhà ở đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và 1/2000 do sở QHKT TP HCM ban hành. Đối với mật độ xây dựng biệt thự được quy định như sau: Mật độ xây dựng tối đa:
- Hình thức biệt thự đơn lập không quá 50%.
- Hình thức biệt thự song lập không quá 55%.
- Tầng cao tối đa của nhà biệt thự: Tối đa 3 tầng bao gồm tầng nửa hầm, tầng áp mái, mái che cầu thang; không bao gồm tầng lửng và tầng hầm.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về xây dựng nhà biệt thự hiện nay”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, công ty tạm ngưng kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể, các loại nhà biệt thự được phân loại thành các nhóm như sau:
– Biệt thự nhóm 1: Là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng có thẩm quyền xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm 2: Là biệt thự không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng có thẩm quyền xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm 3: Là những nhà biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2.
Việc quản lý sử dụng nhà biệt thự phải đảm bảo các quy định cho từng nhóm biệt thự sau đây:
– Đối với biệt thự nhóm 1, phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao); đối với biệt thự gắn liền với di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng thì việc quản lý sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hoá;
– Đối với biệt thự thuộc nhóm 2, phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao).