Hiện nay hóa đơn giá trị gia tăng đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày nữa. Nhưng lại ít có người dân hiểu và nắm rõ những quy định mà Nhà nước đã đề ra để hóa đơn này được sử dụng dễ dàng hơn. Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng đã có những quy định về cách đóng dấu hóa đơn sao cho chuẩn chỉnh bên cạnh đó cũng có không ít có một số người có thắc mắc rằng hóa đơn này có được đóng dấu 2 lần thì liệu rằng có hợp lệ hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hóa đơn đóng 2 dấu có hợp lệ không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng (hay được gọi phổ biến bằng cái tên“Hóa đơn đỏ”) thực chất là là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hành động này thường được nhắc đến bằng cụm từ “xuất hóa đơn”.
Loại hóa này theo mẫu do Bộ tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện, áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn đóng 2 dấu có hợp lệ không?
Về nguyên tắc dùng dấu thì hóa đơn chi có một dâu: hoặc là dâu treo hoặc là dâu đóng vào chữ ký của người có trách nhiệm của đơn vị xuất hóa đơn.
Trường hợp đơn vị trực thuộc sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng (Hoá đơn GTGT) và có đóng 2 dấu tròn (một dấu treo phía trên bên trái và một dầu ở vị trí thủ trưởng đơn vị), thì giám đốc chi nhánh ký tên tại vị trí thủ trưởng đơn vị thì hóa đơn đủ điều kiện khai thuế.
Theo đó, trên thực tế luật đã quy định và hướng dẫn trong trường hợp thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ký trên hóa đơn mà không có mặt tại đơn vị thì có quyền ủy quyền cho người bán ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu treo của tổ chức vào góc trên bên trái của tờ hóa đơn là hóa đơn sử dụng hợp lệ kèm theo đó thì phải có văn bản ủy quyền của thủ trưởng cho người bán được phép ký.
Như vậy, nếu như thủ trưởng đơn vị không ký váo hóa đơn thì có thể ủy quyền cho người bán hàng ký vào tiêu thức người bán và đóng dấu treo bên trái hóa đơn thì hợp lệ theo quy định. Trong trường hợp này, hóa đơn GTGT chỉ đóng dấu treo mà không có chữ ký của thủ trưởng thì vẫn được xem là hợp lệ.
Những nội dung bắt buộc trên hoá đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng phải có thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hành hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế VAT, thuế suất VAT và giá trị thuế VAT.
Điều làm hóa đơn VAT quan trọng nằm ở chỗ nó là hóa đơn có giá trị về mặt pháp lý. Nó tách riêng giá trị thực của hàng hóa và phần giá trị tăng thêm, là căn cứ để khấu trừ thuế.
Cách đóng dấu treo hợp lệ trên hoá đơn giá trị gia tăng
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC thì tổ chức kinh doanh hàng hoá hay cung ứng dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử mà không nhất thiết phải có chữ ký của người mua và dấu của bên bán nếu tổ chức kinh doanh đó đáp ứng đủ điều kiện tự in hoá đơn. Do hoá đơn điện tử không nhất thiết phải có con dấu của tổ chức quản lý nên việc đóng dấu treo trên hoá đơn chỉ thực hiện đối với hoá đơn giá trị gia tăng điện từ chuyển đổi. Việc chuyển đổi này là chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy và chỉ thực hiện chuyển đổi duy nhất 01 lần và phải đáp ứng điều kiện: hoá đơn chuyển đổi phải phản ảnh vẹn toàn nội dung của hoá đơn điện tử gốc và phải có ký hiệu riêng xác nhận về việc chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy.
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP thì thì việc đóng được sử dụng phải đảm bảo các nguyên tắc luật định như sau:
– Đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và con dấu phải được thể hiện bằng đúng màu mực đỏ theo quy định của pháp luật;
– Đối với dấu được đóng lên chữ kỹ thì con dấu phải được đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái của chữ ký;
– Đối với các văn bản được ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục thì dấu được đóng lên trang đầu, góc trên cùng bên trái trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tiêu đề của phụ lục;
– Việc đóng dấu trên văn bản giấy phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Như vậy, việc đóng dấu nói chung phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên. Đối với việc đóng dấu treo trên hoá đơn giá trị gia tăng thì việc đóng dấu phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Dấu treo phải được đóng rõ ràng, dùng mực màu đỏ, phải đóng ngay ngắn và đúng chiều của con dấu theo quy định;
– Dấu treo được đóng lên trang đầu của hoá đơn giá trị gia tăng và đóng dấu ở góc trên cùng bên trái của hoá đơn;
– Việc đóng dấu treo lên văn bản chính hoặc phụ lục phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản quy định.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hóa đơn điện tử in ra có cần đóng dấu không?
- Chiết khấu thanh toán có xuất hóa đơn không?
- Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hóa đơn điện tử đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hóa đơn đóng 2 dấu có hợp lệ không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như mẫu đơn xin sang tên sổ đỏ …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực bản sao từ bản chính được hiểu là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có định nghĩa bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính và theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về những bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, đối tượng của việc chứng thực bản sao từ bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại. Nếu là những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập thì phải có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Do đó, hóa đơn giá trị gia tăng không phải là giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp và cũng không có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nên sẽ không được thực hiện chứng thực.
Dù là hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử thì đều không thể hủy hóa đơn đã kê khai mà chỉ được phép lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn xuất sai.