Vay không có thế chấp là một trong những hình thức vay được nhiều người dân lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng nguồn vốn. Người dân sẽ được cấp vay và giải ngân một lần hoặc định kỳ mà không cần phải có tài sản thế chấp, người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại một số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng bao gồm cả gốc và lãi tại tổ chức cho tín dụng đó. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật quy định về vay không có thế chấp hiện nay như thế nào? Lãi suất khi vay không có thế chấp là bao nhiêu? Quy định về cách tính lãi suất khi vay không có thế chấp ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Vay không có thế chấp là gì?
Vay không có thế chấp (hay còn gọi là Vay tín chấp) không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói thông thường của người dân. Vì thế, khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay; lịch sử tín dụng của họ…
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng…
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN:
- Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó…
Các hình thức vay không có thế chấp phổ biến
Hiện nay có nhiều hình thức vay vốn trả góp không thế chấp, cụ thể:
- Vay theo lương: rất phổ biến ở các Ngân hàng
- Vay theo hoá đơn tiền điện: phổ biến ở các công ty tài chính
- Vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: phổ biến ở các công ty tài chính
- Vay theo tài khoản thẻ tín dụng, hoặc số dư tài khoản tiết kiệm hoặc thanh toán: phổ biến ở các Ngân hàng
Quy định về vay không có thế chấp
Theo Điều 345 Bộ luật dân sự 2015 thì hình thức, nội dung tín chấp được quy định như sau:
- Hình thức cho vay tín chấp: Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
- Yêu cầu về thỏa thuận bảo đảm vay tín chấp: Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Hợp đồng vay vốn được giao kết giữa tổ chức tín dụng và cả nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách – xã hội. Trong hợp đồng cần phải có sự xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội đứng ra bảo đảm cho bên vay về hoàn cảnh gia đình, điều kiện vay… Quy định này nhằm đảm bảo tính xác thực của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp, vì so với các biện pháp bảo đảm được xác lập theo thỏa thuận, tính chất bảo đảm của biện pháp tín chấp rất thấp. Theo đó, tín chấp thuần túy là dùng uy tín để cam kết (và bảo đảm) về khả năng trả nợ vốn vay của bên có nghĩa vụ.
Trường hợp bên vay không trả được nợ thì bên nhận bảo đảm (là các tổ chức tín dụng) không thể xử lý uy tín của tổ chức chính trị xã hội – yếu tố thuộc về “chính trị – tinh thần”, không phải là yếu tố “vật chất” để thu hồi nợ được. Bên cạnh đó, đối tượng được tiếp cận vốn vay theo hình thức bảo đảm này là những người có hoàn cảnh khó khăn, đó là cá nhân, hộ gia đình nghèo. Do đó, cần có sự xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Theo Điều 344 Bộ luật dân sự 2015 việc bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội được quy định cụ thể như sau: Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Tín chấp thuộc nhóm các biện pháp bảo đảm có tính chất đối nhân (cùng với biện pháp bảo lãnh), hay còn gọi là các biện pháp bảo đảm không bằng tài sản. Biện pháp bảo đảm này được dùng để thực thi các chính sách hỗ trợ người nghèo đối tượng không có tài sản bảo đảm trong việc tiếp cận vốn vay của Chính phủ.
Tuy nhiên, khác với bảo lãnh, tín chấp thuận túy là dùng uy tín để cam kết (và bảo đảm) về khả năng trả nợ vốn vay của bên có nghĩa vụ. Thông thường tín chấp được áp dụng giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở dùng uy tín của tổ chức để bảo đảm cho người nghẻo vay vốn phát triển sản xuất hoặc tiêu dùng vào những công việc cần thiết như vay tiền cho con đi học đại học.
Pháp luật quy định về trình tự thủ tục, điều kiện, thời hạn trả nợ và quyền nghĩa vụ của tổ chức chính trị – xã hội cơ sở, quyền và nghĩa vụ của người vay.
Lãi suất khi vay không có thế chấp là bao nhiêu?
Vay tín chấp giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).
Thông thường, bởi những rủi ro do vay tín chấp không có tài sản bảo đảm mang lại rất cao nên lãi suất cho vay tín chấp cũng cao hơn vay thế chấp. Tuy nhiên, mức lãi cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc vào từng ngân hàng, công ty tài chính; phụ thuộc vào thỏa thuận với bên vay và mức độ uy tín của người vay…
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Tóm lại, Mức lãi suất áp dụng cho hình thức vay vốn trả góp không thế chấp là phụ thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng, công ty tài chính. Do khoản vay không tài sản đảm bảo nên được xét là khoản vay có rủi ro cao hơn và lãi suất cũng sẽ cao hơn các sản phẩm vay có tài sản đảm bảo.
Quy định về cách tính lãi suất khi vay không có thế chấp
Một số cách tính lãi suất trả góp phổ biến như sau:
Phương thức tính lãi trên dư nợ gốc ban đầu
Là lãi được tính trên khoản vay ban đầu trong suốt thời hạn vay. Công thức tính lãi cho khoản vay có thời hạn 1 năm được tính như sau: Lãi = Số tiền vay x (lãi suất /năm)% /12
Cách tính này thường áp dụng ở các khoản vay trả góp nhỏ với mục đích mua sắm như mua tivi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại,…
Phương thức tính lãi trên dư nợ giảm dần
Là lãi được tính trên số tiền thực tế khách hàng còn nợ. Theo đó, mức tiền lãi sẽ giảm dần tương ứng với số dư nợ giảm dần. Đây là cách tính phổ biến trong cho vay tiêu dùng và khách hàng vay sẽ được lợi hơn:
Ví dụ: Vay 60 triệu trong thời hạn 12 tháng, lãi suất 12%năm, gốc phải trả hàng tháng là 5 triệu
– Tháng đầu, dư nợ: 60 triệu, lãi = 60 triệu x 12%/12 = 600.000 đồng
– Tháng thứ hai: gốc đã trả là 5 triệu, lãi = (60-5) x 12%/12 = 550.000 đồng
– Tháng thứ n: trả gốc X triệu, lãi = (60-X) x 12%/12
Với cách tính trên thì bạn có thể dễ dàng tính được lãi suất mình phải trả cho ngân hàng là bao nhiêu. Sẽ càng đơn giản hơn nếu bạn vay trả góp với ngân hàng số, bạn sẽ dễ dàng kiểm tra tình trạng khoản vay và khoản trả góp định kỳ bằng ứng dụng của ngân hàng.
Cần lưu ý những gì khi vay không có thế chấp?
Lưu ý thông tin lãi suất và thời gian vay:
Khách hàng trước khi quyết định vay vốn trả góp không thế chấp cần nắm rõ về lãi suất cũng như thời gian vay. Đây là vấn đề cần lưu ý tìm hiểu rõ ràng trước khi quyết định nộp hồ sơ vay tại ngân hàng hay công ty tài chính để tránh tình trạng bị động sau này nếu như không có khả năng thanh toán do lãi suất quá cao hay thời hạn vay quá ngắn.
Khách hàng nên chú ý khi xem lãi suất yết theo năm hay tháng. Thông thường lãi suất sẽ được công bố (yết) theo năm. Tuy nhiên nhằm tăng tính hấp dẫn để dễ cạnh tranh một số Ngân hàng, công ty tài chính yết lãi suất như 1%/ tháng. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Số tiền vay khách hàng được cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thu nhập của khách hàng đóng vai trò quan trọng. Số tiền vay có thể được cấp từ vài triệu đến vài trăm triệu. Thời gian vay của hình thức vay này cũng khá linh hoạt, có ngân hàng hỗ trợ vay vốn trả góp không thế chấp lên đến 60 tháng.
Ngoài ra, cần lưu ý về ngày thanh toán trong hợp đồng:
Thông thường, trong bản hợp đồng cho vay sẽ có sẵn ngày thanh toán cố định theo tháng. Bạn cần ghi nhớ và lưu ý trước ngày đã thỏa thuận, hoặc chậm nhất vào ngày đó, phải thanh toán lại cho Ngân hàng, công ty tài chính số tiền trả góp của tháng đó. Nếu thanh toán trễ hạn, bạn sẽ phải nộp thêm một số tiền lãi phạt trên số tiền đến hạn đó, đồng thời việc thanh toán trễ sẽ bị ghi nhận trong lịch sử tín dụng của bạn.
Việc lưu ý đến ngày thanh toán để có thể chủ động về mặt tài chính. Nếu ngày thanh toán của bạn không phù hợp, bạn nên yêu cầu thay đổi ngày để không bị tình trạng bị động trong việc thanh toán lại khoản vay.
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính hỗ trợ khách hàng vay vốn trả góp không thế chấp nhưng không phải nơi nào cũng uy tín và phục vụ dịch vụ chất lượng. Vì vậy, khi có nhu cầu vay, khách hàng cần tìm hiểu và chọn lựa thật kỹ càng. Không những có mức lãi suất cạnh tranh hấp dẫn mà phải cân nhắc đến việc hỗ trợ thực hiện thủ tục và dịch vụ khách hàng có tốt không. Tránh tìm đến những đơn vị dịch vụ kém làm ảnh hưởng đến chính quyền lợi của khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về vay không có thế chấp”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính cho khách hàng vay tín chấp. Có thể kể đến: ACB, ANZ, Citibank, HSBC, Maritime Bank, Standard Chartered, Techcombank, VPBank, FE Credit, Easy Credit, Lotte Finance…
Theo quy định trên, khi hợp đồng vay tài sản đến kì hoàn trả thì khách hàng sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản vay cho tổ chức tín dụng theo quy định.
Thời điểm đến lúc trả nợ mà bên vay không trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi đối với khoản vay bị chậm trả theo lãi suất cơ bản được quy định bởi tổ chức tín dụng. Khoản lãi phạt sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm chậm trả nợ nhân với số tiền gốc chậm nợ. Nguyên tắc là không tính lãi phạt trên nợ lãi phát sinh (chỉ tính trên nợ gốc).
Trường hợp này, phía ngân hàng có quyền khởi kiện các khách hàng không trả nợ vay ra Tòa án theo trình tự tố tụng dân sự, nhằm đề nghị Tòa án xét xử ra phán quyết buộc khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh nếu có cho họ. Vì vậy, để hạn chế được phát sinh lãi và giải quyết vấn đề, bạn nên trình bày với phía ngân hàng nơi bạn vay tín chấp để ngân hàng biết được tình trạng của bạn, nắm được tình hình và đàm phán hướng giải quyết phù hợp, tránh được việc bị ngân hàng khởi kiện tại Tòa án.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định cụ thể tại Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Căn cứ vào quy định trên thì bên vay đã vay tài sản thì phải trả nợ khi đến hạn, trường hợp đến hạn mà không thanh toán thì xử lý theo quy định của pháp luật. Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này