Thưa luật sư, tôi hiện tại đang là doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất và phân phối các thiết bị điện tử, bạn tôi cũng có ý định mở cửa hàng và làm nhà phân phối các loại máy móc thiết bị. Bạn tôi có đến hỏi tôi về nơi tôi nhập nguồn hàng, tôi muốn làm nhà môi giới nhập hàng về cho người bạn tôi và nhận tiền hoa hồng. Thế nhưng tôi chưa rõ về các quy định pháp luật về môi giới hoa hồng? Nhận tiền hoa hồng với tỷ lệ bao nhiêu phần % là hợp lý? Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới ra sao? Mong luật sư tư vấn
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn về: Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa hoa hồng là gì?
Hoa hồng là số tiền thù lao mà người uỷ thác trả cho người trung gian (làm đại lí hay môi giới) về những dịch vụ đã làm tuỳ thuộc tính chất và khối lượng công việc.
Hoa Hồng môi giới là gì?
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng DV (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, DV và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”
Chi phí hoa hồng môi giới được hiểu là khoản tiền mà DN trả cho bên môi giới cho các hoạt động kinh doanh của DN.
Hoa hồng môi giới là khoản tiền trả cho người môi giới đã thực hiện môi giới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế của từng hoạt động môi giới mang lại.
Hoa hồng môi giới là khoản tiền chi trả cho người làm môi giới về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Việc DN chi trả chi phí này thường xuyên xảy ra nhưng không phải lúc nào cũng được đưa vào chi phí hợp lý.
Quy định pháp luật về tiền hoa hồng?
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động trung gian thương mại, mà pháp luật có quy định khác nhau về tỉ lệ tiền hoa hồng. Với những lĩnh vực đặc thù đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan Nhà nước, thì pháp luật có quy định cụ thể tỉ lệ hoa hồng như bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, xổ số,..
Ví dụ với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được trả trên phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo quy định về tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ; tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe; đối với các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng có quy định về chế độ hoa hồng bảo hiểm (Thông tư số 78ITC-TONH ngày 28.10.1995). Hoa hồng bảo hiểm được hiểu là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo niểm trả cho người đã đem lại dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tái bảo hiểm cho mình. Hoa hồng bảo hiểm gồm: hoa hồng đại lí và hoa hồng cộng tác viên. Mức chỉ hoa hồng bảo hiểm áp dụng cho các loại nghiệp vụ bảo hiểm theo tỉ lệ hoa hồng tối đa là 10% (thấp nhất là 0,3%). Việc chi hoa hồng bảo hiểm được coi là một khoản chỉ trong cơ cấu phí bảo hiểm và được hạch toán vào chỉ kinh doanh bảo hiểm.
Hoa hồng trong luật môi giới nhà đất được hiểu là khoản phí được chi trả sau khi nhà môi giới hoàn thành các thủ tục đặt cọc giúp chủ sở hữu bán được nhà đất. Khoản hoa hồng sẽ được tính dựa vào thoả thuận ban đầu trước khi người môi giới bắt đầu công việc. Khoản hoa hồng được xác định dựa trên nhiều yếu tố và không áp dụng một quy tắc chung nào. Thực tế, mức phí mà môi giới nhận được tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.
Hoa hồng thông thường sẽ giao động khoảng 1 – 3% tuỳ vào người môi giới. Đối với các công ty môi giới thuộc diện kinh doanh thì pháp luật có quy định rõ ràng:
- Phần trăm hoa hồng sẽ được tính dựa trên tổng giá trị của sản phẩm môi giới, giá trị của nhà đất càng cao thì số tiền nhà môi giới nhận được càng cao.
- Ngoài ra, mức phần trăm hoa hồng còn có thể nhận các lợi ích khác được thỏa thuận trong hợp đồng giao dịch từ trước.
Mức tỷ lệ trung bình được áp dụng trên thị trường hiện nay như sau.
- Đối với bất động sản cho thuê: môi giới thường nhận được khoản thù lao trong khoảng từ 1 – 2 tháng tiền thuê nhà thực tế.
- Đối với mua/bán nhà riêng lẻ: mức hoa hồng cho môi giới thường dao động từ 1-2% giá trị hợp đồng giao dịch.
- Đối với việc bán căn hộ, nhà đất từ dự án của chủ đầu tư: mức hoa hồng dao động trong khoảng 2-3% giá trị BĐS.
- Đối với sang nhượng mặt bằng kinh doanh: phí môi giới trung bình là khoảng 5% giá trị tài sản sang nhượng.
Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới như thế nào?
Việc kinh doanh dịch vụ môi giới dựa vào các thỏa thuận giữa hai bên về thu lao, phí dịch vụ và mức hoa hồng. Luật Kinh doanh Bất động sản có các điều khoản quy định về hoa hồng trong dịch vụ môi giới.
Điều 64 Luật Kinh doanh Bất động sản quy định về mức thù lao như sau:
- Mức thù lao không phụ thuộc vào kết quả, giá trị giao dịch của các giao dịch (chuyển nhượng, mua bán, giao dịch, cho thuê,…) giữa người bán/cho thuê và người mua/thuê bất động sản.
- Mức thù lao phụ thuộc vào sự thỏa thuận của môi giới và khách hàng trong hợp đồng sử dụng dịch vụ. Mức phí này được quy định rõ ràng trong hợp đồng ký kết trước khi thực hiện dịch vụ. Điều này giúp tránh việc phát sinh các tranh chấp về sau.
Điều 65 Luật Kinh doanh Bất động sản quy định về điều kiện nhận hoa hồng. Theo đó, môi giới nhận được số tiền hoa hồng khi khách hàng ký thành công hợp đồng mua bán, cho thuê, chuyển nhượng bất động sản mà họ đã thực hiện môi giới.
Định mức của chi phí hoa hồng môi giới
Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định: Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9
“…m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra…”
Chi phí hoa hồng môi giới hiện nay không bị khống chế về định mức.
Điều kiện để đưa chi phí hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
– Khoản chi phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị cho chi phí hoa hồng môi giới
Gồm 2 trường hợp:
Trường hợp bên môi giới là cá nhân không đăng ký ngành nghề môi giới:
– Hợp đồng môi giới giữa công ty chi trả và cá nhân nhận môi giới: quy định rõ khoản chi môi giới này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và mức hưởng hoa hồng.
– Chứng từ thanh toán: Phiếu chi cho cá nhận nhận môi giới.
– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ tiền hoa hồng môi giới xuất cho KH.
Trường hợp bên môi giới là tổ chức kinh doanh, cá nhân có đăng ký ngành nghề môi giới:
– Hợp đồng môi giới giữa Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới chi trả và bên môi giới: quy định rõ khoản chi môi giới này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và mức hưởng hoa hồng.
– Chứng từ thanh toán: Phiếu chi cho bên môi giới, Giấy báo Nợ.
– Hóa đơn GTGT của bên môi giới xuất cho công ty, thuế suất 10%.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới ” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về văn phòng dịch vụ thám tử,…, Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833 102 102. để được đội ngũ Luật sư , luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 64, 65 Luật Kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản sẽ hưởng tiền thù lao và hoa hồng từ dịch vụ môi giới bất động sản. Trong đó:
Mức thù lao môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới.
Mức hoa hồng môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngoài những khoản tiền đã thoả thuận này, doanh nghiệp, cá nhân môi giới bất động sản không được thu thêm chi phí khác. Nếu vi phạm thì theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 120 – 160 triệu đồng đối với tổ chức và 60 – 80 triệu đồng đối với cá nhân khi thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.
Nếu mua nhà, bạn thường không phải trả hoa hồng cho phía môi giới, mặc dù bạn vẫn phải trả các chi phí đóng hồ sơ. Nếu là người bán, bạn thường trả tiền hoa hồng cho cả đại lý đăng tin (đại lý người bán) và đại lý của người mua khi căn nhà được bán.
Không có quy định chia tỷ lệ hoa hồng cần phải trả cho môi giới, vì vậy các bên môi giới có thể thương lượng tỷ lệ hoa hồng thấp hoặc cao hơn so với thị trường, tùy thuộc vào loại giao dịch, dịch vụ và quan hệ. Một số đại lý cũng sẽ hạ thấp phí hoa hồng của nếu họ đại diện cho cả người mua và người bán trong việc bán nhà (còn được gọi là đại lý kép).