Trưng dụng đất sẽ thường xuyên xảy ở trên thực tế nhưng người sử dụng đất họ cũng cần nắm được trưng dụng đất là gì và khi nào đất của họ sẽ được cơ quan Nhà nước tiến hành trưng dụng đất và thủ tục, trình tự thực hiện. Trưng dụng đất là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông đó sẽ qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết nhằm mục đích để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng cấp thiết như chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trình tự thủ tục trưng dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về trưng dụng đất
Hiện nay, mặc dù pháp luật đất đai không giải thích thế nào là trưng dụng đất nhưng căn cứ và nghĩa của từ trưng dụng và các trường hợp trưng dụng đất có thể hiểu trưng dụng đất như sau:
Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai tạm thời lấy đất của người sử dụng đất để sử dụng một công việc nào đó hoặc do yêu cầu đặc biệt trong một thời gian nhất định.
Thủ tục trưng dụng đất
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục trưng dụng đất được thực hiện như sau:
“Điều 67. Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất
1. Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
b) Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
đ) Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
e) Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
2. Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;
b) Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Bước 1: Quyết định trưng dụng đất
Bước 2: Hoàn trả đất trưng dụng
– Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng.
– Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền trưng dụng đất
Căn cứ khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013, những người sau đây có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất:
“Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Bộ trưởng Bộ Công an.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Bộ trưởng Bộ Công Thương.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Lưu ý: Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.
Thời hạn nghĩa vụ khi trưng dụng đất
* Thời hạn trưng dụng đất
Theo khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013, thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.
Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Nếu hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
* Nghĩa vụ khi trưng dụng đất
– Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng.
Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
– Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục trưng dụng đất được diễn ra như thế nào?
- Thời hạn nộp tiền sử dụng đất trúng đấu giá là bao lâu?
- Nội dung cơ bản về kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật Việt Nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trình tự thủ tục trưng dụng đất” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thành lập công ty Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng.
Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
Căn cứ theo Điều 72 của Luật Đất đai 2013 qquy định về việc bồi thươgf?
Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện theo quy định sau đây:
– Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;
– Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;
– Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.
Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.
– Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.