Mức lương thử việc là một yếu tố quan trọng trong quy trình tuyển dụng và thử việc của mỗi doanh nghiệp hay đơn vị. Mặc dù có sự đa dạng trong quy định này, tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ quy định của Pháp luật về lao động và tiền lương. Việc quy định mức lương thử việc khác nhau giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô và tính chất công việc, ngành nghề hoạt động, địa điểm và vị trí công việc cụ thể. Những doanh nghiệp có quy mô lớn và yêu cầu kỹ năng chuyên sâu thường có xu hướng trả lương thử việc cao hơn để thu hút nhân viên có năng lực. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa có thể sẽ trả lương thử việc ở mức thấp hơn do có hạn chế về nguồn lực. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại bài viết Quy định về trả lương trong thời gian thử việc như thế nào? dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Tiền lương gồm những khoản tiền nào?
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Quy định về trả lương trong thời gian thử việc như thế nào?
Mức lương thử việc có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp và đơn vị, nhưng việc xác định mức lương này luôn phải tuân thủ quy định của Pháp luật lao động để đảm bảo quyền lợi và công bằng cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định trên, lương thử việc của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do bên thoả thuận.
Tuy nhiên mức ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
Có phải quy định cụ thể về mức lương trong hợp đồng thử việc hay không?
rong quá trình thử việc, doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên về mức lương thử việc và các điều khoản liên quan. Điều này giúp tạo sự minh bạch và đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thời gian thử việc.
Căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng thử việc như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và điểm h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
…
Như vậy trong hợp đồng thử việc phải được nêu rõ nội dung về mức c lương theo công việc hoặc chức danh.
Liên quan về lương còn cần phải có các nội dung như: Hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trả lương thử việc thấp hơn mức quy định có thể bị phạt
Luật lao động bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo rằng họ không bị kỳ thị hay bất công trong việc xác định mức lương thử việc. Điều này bao gồm cả việc trả lương không thấp hơn mức tối thiểu quy định, đảm bảo các chế độ bảo hiểm và các quyền lợi cơ bản khác cho người lao động.
Mức lương thử việc không giới hạn mức tối đa nhưng giới hạn mức tối thiểu. Nếu trả lương thử việc thấp hơn mức quy định người sử dụng lao động có thể bị phạt.
Theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc đối với cá nhân cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt với cùng lỗi vi phạm về thử việc (quy định tại Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu trên) đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt lên tới 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về trả lương trong thời gian thử việc như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo bộ hồ sơ xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp:
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
– Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Đối với bên người sử dụng lao động (hay còn gọi là nhà tuyển dụng) muốn thông qua thời gian thử việc để kiểm tra năng lực làm việc thực tế, các kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, mức độ chuyên nghiệp và khả năng xử lý tình huống của người thử việc. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng cần xem xét về thái độ, trách nhiệm của ứng viên, liệu ứng viên có phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp hay không hay năng lực của ứng viên có phù hợp với yêu cầu và mức lương của vị trí công việc hay không.
Đối với người lao động (hay còn gọi là các ứng viên) khi đến với một môi trường làm việc mới, thông qua thời gian thử việc, cá nhân có thể trải nghiệm và học tập tại một vị trí mới, công việc, chuyên ngành mới để xem bản thân có phù hợp với công việc này không, năng lực của mình có đáp ứng được tiêu chí của công việc hay không. Ngoài các vấn đề chuyên môn, ứng viên còn cần thời gian tìm hiểu xem môi trường làm việc mới có phù hợp với bản thân không để có những quyết định, hướng đi phù hợp.