Thưa Luật sư X. Tôi tên là Hoa, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Nội. Tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư tư vấn, giải đáp như sau: Tôi đang tìm hiểu về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Được biết đây là bộ phận hướng dẫn thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ là tiếp nhận yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân để chuyển đến các Vụ hay Cục để giải quyết và trả kết quả. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi quy định pháp luật về việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính là như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X!
Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để hiểu rõ hơn vấn đề “Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?”, chúng tôi mời bạn đọc qua bài viết dưới đây, cụ thể như sau:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính là gì?
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ, tiếp nhận yêu cầu của tổ chức, cá nhân để chuyển đến các Cục / Vụ chức năng giải quyết và nhận, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây viết tắt là Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả) đặt tại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính – Tổng hợp thuộc Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn phòng Bộ), do một Lãnh đạo Văn phòng Bộ đứng đầu, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Chánh Văn phòng Bộ.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được bố trí tại trụ sở cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 6B, Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?
Cách thức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Về cách thức nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cụ thể là có thể nộp theo 02 cách:
- Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
- Gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến.
Cá nhân, tổ chức khi gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính ghi rõ địa chỉ gửi, địa chỉ nhận kết quả và tự chi trả cước phí theo quy định của đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.
Công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ như thế nào?
Khi giao dịch tiếp nhận hồ sơ, công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ như sau:
– Kiểm tra, xác thực tài khoản số của cá nhân, tổ chức thông qua số định danh cá nhân của công dân Việt Nam hoặc số hộ chiếu (hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) của người nước ngoài và mã số của tổ chức theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản số, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn thực hiện hoặc tạo tài khoản cho cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ.
– Thực hiện kiểm tra dữ liệu điện tử của các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính. Trường hợp thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý của tổ chức, cá nhân đã được kết nối, chia sẻ giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ thì tổ chức, cá nhân không phải khai lại thông tin hoặc nộp lại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu; kiểm tra và chuyển vào hồ sơ thủ tục hành chính điện tử cho tổ chức, cá nhân.
– Đối với thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc phải số hóa theo quy định mà chưa có dữ liệu điện tử, công chức một cửa thực hiện sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, toàn vẹn, chính xác của các nội dung theo bản giấy. Ký số vào tài liệu đã được số hóa theo quy định trước khi chuyển hồ sơ đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
(Tại khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022).
Thực hiện kiểm tra hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như thế nào?
Việc thực hiện kiểm tra hồ sơ sau khi hồ sơ được tiếp nhận được thực hiện như sau:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, số lượng theo đúng các quy định tại Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ: Thực hiện tiếp nhận hồ sơ; số hóa hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu số 06 tại Phụ lục) hoặc Phần mềm điện tử; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu số 01 tại Phụ lục) và giao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho người nộp hồ sơ, hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến của cá nhân trên Cổng Dịch vụ công.
Mỗi hồ sơ thủ tục hành chính sau khi tiếp nhận sẽ được cấp một Mã số hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Quy chế này và ghi trong Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả. Tổ chức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ để tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thành phần, số lượng theo quy định: Hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, một lần (nếu có thể); lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu số 02 tại Phụ lục), giao ngay cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến hoặc địa chỉ thư điện tử mà người nộp hồ sơ đã đăng ký. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả gửi Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với hồ sơ được nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công.
Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết: Hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu có văn bản trả lời hoặc hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ không được tiếp nhận trong thời gian 01 ngày làm việc.
– Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được phân công giải quyết hồ sơ. Công chức nhập thông tin vào sổ theo dõi hồ sơ hoặc phần mềm điện tử và xử lý như sau:
+ Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay: Sau khi tiếp nhận, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả kiểm tra, nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, đủ điều kiện tiếp nhận thì không cần lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả nhưng phải gửi luôn cho công chức chuyên trách của các đơn vị chuyên môn thẩm định, giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức trong thời gian 01 ngày làm việc và cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ.
+ Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết theo quy trình ISO hoặc theo quy định, công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; scan tài liệu và số hóa hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ đến đơn vị chuyên môn để xử lý, và nhận kết quả giải quyết để chuyển trả cho cá nhân, tổ chức theo đúng thời hạn.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022).
Thời gian làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả?
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả làm việc vào các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định).
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
– Sáng: 8 giờ đến 11 giờ 30 phút.
– Chiều: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
Trường hợp cần thiết do yêu cầu công việc, Chánh Văn phòng Bộ quyết định thời gian tiếp nhận và trả kết quả bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn thời gian trên.
Thời gian còn lại trong ngày làm việc để làm công tác sắp xếp và bàn giao hồ sơ.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu viết di chúc thừa kế đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Người trên 60 tuổi làm CCCD có cần giấy khai sinh không?
- Hướng dẫn sử dụng CCCD gắn chip thay thế cho sổ hộ khẩu nhanh
- Tiến hành kiểm tra PCCC hộ gia đình năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 5 Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT 2022 cụ thể như sau:
Trang thiết bị của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả:
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Sử dụng một bản sắc thương hiệu thống nhất về yêu cầu thiết kế nội thất, ngoại thất; biển hiệu, trang phục; biển tên, tài liệu nghiệp vụ và giao diện điện tử của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ.
b) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được bố trí các trang thiết bị tối thiểu gồm: Máy vi tính, máy in, máy quét (Scanner), máy lấy số xếp hàng tự động; máy lấy ý kiến đánh giá của các cá nhân, tổ chức kết nối tới Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ; các màn hình cảm ứng phục vụ cho tổ chức, cá nhân tra cứu thông tin, thủ tục hành chính; hệ thống mạng LAN kết nối Internet; thiết bị phát sóng wifi; tủ đựng tài liệu, điện thoại cố định, bàn và ghế làm việc, điều hòa nhiệt độ, hệ thống camera giám sát; bàn viết hồ sơ và ghế ngồi chờ, nước uống, hòm thư góp ý, bảng niêm yết công khai thủ tục hành chính, nội quy làm việc.
c) Trang thiết bị của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được bố trí khoa học theo các chức năng, bao gồm: Khu vực cung cấp thông tin về thủ tục hành chính; khu vực đặt các trang thiết bị điện tử, trong đó có máy lấy số xếp hàng tự động, màn hình đa phương tiện tra cứu thông tin về thủ tục hành chính và kết quả giải quyết.
Có hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị chuyên dụng theo quy định bảo đảm đủ điều kiện để thực hiện đúng quy trình công khai, hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết, theo dõi quá trình giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức; có đủ điều kiện để thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Áp dụng phần mềm một cửa điện tử với chức năng khoa học, rõ ràng, tiện lợi, có tính tự động cao, bảo đảm các yêu cầu theo quy định.
d) Không gian giao tiếp giữa công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả với cá nhân, tổ chức cần được thiết kế hợp lý, đảm bảo giao tiếp bình đẳng, công khai, minh bạch.
Thủ tục hành chính được công khai rõ ràng, đầy đủ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo quy định, gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
b) Nội dung chính của từng thủ tục gồm: Tên thủ tục hành chính, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, cấp thẩm quyền giải quyết, thành phần hồ sơ và số lượng mỗi loại, số bộ hồ sơ phải nộp, thời hạn giải quyết và trả kết quả, mức phí và lệ phí (nếu có), các mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính.
c) Mỗi thủ tục hành chính phải có hướng dẫn cách thức thực hiện, cách thức điền biểu mẫu và kèm theo một bộ hồ sơ mẫu đã được điền thông tin để cá nhân, tổ chức tham khảo.
d) Danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trực tuyến qua mạng từ mức độ 3 trở lên (nếu có) và quy trình, cách thức truy cập, nộp hồ sơ điện tử, tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ, nhận kết quả giải quyết.
Công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và các quyền lợi sau:
a) Chế độ bồi dưỡng: Trưởng bộ phận và các công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa được hưởng quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nước và phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Trang phục: Công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được cấp trang phục và thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mỗi năm được cấp tối thiểu: 01 (một) bộ xuân hè và 01 (một) bộ thu đông/01 người.