Xin chào Luật sư X! Tôi là công nhân làm trong doanh nghiệp Nhà nước. Tôi có chút thắc mắc về tiền lương, không biết quy định về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước như thế nào? Mong Luật sư phân tích chi tiết về thông tư hướng dẫn thành lập hợp tác xã hộ chúng tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 52/2016/NĐ-CP
Tiền lương
Tiền lương là gì?
Theo Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế quy định, tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm.
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Trả lương
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, Nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ hai, để bảo đảm thực hiện đúng vai trò, mục tiêu và chức năng chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được giới hạn trong bốn ngành, lĩnh vực sau: cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội; hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lí và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Thứ ba, doanh nghiệp Nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm 2 dạng: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quy định về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước
Nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng
Theo Điều 4 Nghị định 52/2016/NĐ-CP, nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng được quy định như sau:
- Tiền lương đối với người quản lý công ty chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong công ty.
- Thù lao đối với người quản lý công ty không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý công ty chuyên trách; đối với người quản lý công ty được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì Khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.
- Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, người quản lý công ty được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.
- Tiền lương, thù lao của người quản lý công ty được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Tiền thưởng của người quản lý công ty được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, được trả một phần vào cuối năm, phần còn lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
- Đối với trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.
- Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên xác định theo quy định tại Nghị định này, sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật để trích nộp cho cơ quan bảo hiểm, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung và chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước thì nộp cho Bộ Tài chính để đánh giá, chi trả.
Trả lương, thù lao, tiền thưởng
Tiền lương, tiền thưởng được trả cho người quản lý công ty gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát của người quản lý theo quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng của công ty.
Quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng được xây dựng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy định về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, thủ tục giải thể công ty mới nhất… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc trả lương được quy định như sau: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019, ương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.