Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người cũng vì thế mà ngày càng được nâng cao. Hiện nay, nhu cầu của nhiều người sẽ không chỉ là “đủ ăn đủ mặc” hay “ăn no mặc ấm” mà còn hướng đến việc có một khoản tiền tiết kiệm để sử dụng trong tương lai. Trên thực tế hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã đa dạng các hình thức gửi tiền tiết kiệm để khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn. Pháp luật tài chính và ngân hàng cũng có những quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề tiền gửi tiết kiệm. Người dân cần nắm bắt được những quy định này để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình cũng như lựa chọn được hình thức gửi tiền tiết kiệm thích hợp. Vậy quy định về tiền gửi tiết kiệm mới nhất như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm ra sao? Đặc điểm của hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? Cần lưu ý gì để gửi tiết kiệm ngân hàng hiệu quả? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Gửi tiết kiệm là gì?
Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Đây được xem là một kênh đầu tư tương đối an toàn, hạn chế rủi ro. Theo đó, khi khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi và lựa chọn gửi vào ngân hàng có mục đích thì nó được gọi là gửi tiết kiệm.
Tức là, khoản tiền gửi vào tiết kiệm chưa có kế hoạch sử dụng chứ không phải là khoản tiền dùng để chi tiêu thường xuyên. Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận nhất định theo thỏa thuận trước đó.
Đặc điểm của hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng
Thời gian gửi linh hoạt
Tùy vào nhu cầu của mình, khách hàng có thể chọn kỳ hạn gửi tiền 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…Ngày cuối cùng của mỗi kỳ hạn gửi tiền chính là đáo hạn, bạn sẽ nhận được khoản tiền lãi từ ngân hàng. Với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, bạn có thể tất toán bất cứ khi nào.
Sản phẩm đa dạng
Nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cung cấp đa dạng các sản phẩm gửi tiết kiệm. Một số sản phẩm tiền gửi phổ biến có thể kể đến như Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm Online…
Lãi suất gửi tiết kiệm
Lãi suất luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều khách hàng. Hiện nay, lãi suất ngân hàng đang duy trì ở mức 6,8% cho kỳ hạn 12 tháng đối với VNĐ. Nhìn chung, lợi nhuận từ kênh gửi tiết kiệm không quá cao nhưng đảm bảo an toàn, ít rủi ro.
Sổ tiết kiệm
Đây là loại giấy tờ chứng minh số tiền gửi tiết kiệm cũng như giúp bạn quản lý tài khoản tiết kiệm hiệu quả hơn. Bạn cần kiểm tra những thông tin trên sổ và bảo quản tránh làm mất hay bị hư hỏng.
Căn cứ vào đâu để lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm?
Việc lựa chọn được đúng hình thức gửi tiết kiệm sẽ giúp bạn hưởng trọn lợi ích mà ngân hàng mang lại. Tuy nhiên, để biết nên chọn hình thức gửi tiết kiệm nào cũng như phù hợp với bản thân nhất các bạn nên dựa vào những yếu tố dưới đây:
Mục đích gửi tiết kiệm
Nếu mục đích gửi tiền ngân hàng của bạn chỉ để phục vụ các giao dịch, thanh toán thường xuyên thì tốt nhất nên chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Với hình thức này, bạn có thể tất toán bất cứ lúc nào khi có nhu cầu. Trong khi đó, bạn vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn khoản 1%-3%.
Còn trường hợp muốn tiết kiệm cho tương lai thì nên chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn để được hưởng lợi ích cao hơn. Bạn có thể lựa chọn gói gửi tiết kiệm cuối kỳ, đầu kỳ hoặc linh hoạt để được hưởng lãi suất 5%-7,5% tùy từng kỳ hạn. Tốt nhất nên gửi kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao nhất.
Số tiền gửi
Khách hàng có số tiền gửi rất lớn và mục đích tích lũy cho tương lai thì nên chọn hình thức gửi tiết kiệm bậc thang. Với hình thức gửi tiết kiệm này, mức lãi suất tăng lên theo số tiền bạn gửi vào ngân hàng.
Như vậy có thể thấy rằng, việc nên gửi tiết kiệm theo hình thức nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Hãy xem xét mục đích, số tiền gửi để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Những lưu ý để gửi tiết kiệm ngân hàng hiệu quả
Để việc gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng mang lại lợi nhuận cao nhất, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thường xuyên cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng để lựa chọn ra ngân hàng có lãi suất cao nhất.
- So với hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng, gửi tiết kiệm Online có lãi suất cao hơn, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
- Lựa chọn kỳ hạn phù hợp, tránh trường hợp rút trước hạn gây ra thiệt hại về lãi suất.
- Nên lựa chọn ngân hàng uy tín, có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch để thuận thiện trong việc gửi/rút tiền nếu không quen sử dụng công nghệ.
Ngoài ra, khi làm sổ tiết kiệm, khách hàng còn cần lưu ý những điều sau:
- Số tiền gửi tối thiểu dao động từ 500.000 đến 1000.000 đồng, tùy ngân hàng.
- Không thay đổi chữ ký liên tục khi gửi tiết kiệm hay giao dịch ngân hàng.
- Cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận, nếu mất phải thông báo ngay với ngân hàng.
- Không nhờ ai giữ sổ tiế kiệm hay cho ai sổ nợ.
Tiền gửi tiết kiệm là gì?
“Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng”. “Giao dịch tiền gửi tiết kiệm bao gồm giao dịch nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm; chi trả, rút tiền gửi tiết kiệm; sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm và chuyển giao quyền số hữu tiền gửi tiết kiệm”.
Nội dung thẻ tiết kiệm
Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyển sở hữu tiền gửi tiết kiệm của ngưòi gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng
Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau đây.
Thứ nhất, tên tổ chức tín dụng, con dấu; họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
Thứ hai, họ tên, số và ngày cấp giấy tò xác minh thông tin của người gửi tiền;
Thứ ba, số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
Thứ tư, biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
Thứ năm, xử lý đối vối trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
Ngoài các nội dung trên, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm
Pháp luật quy định một số trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm như sau:
Thú nhất, hướng dẫn người gửi tiền thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sỏ hữu tiền gửi tiết kiệm phù hợp với các quy định của pháp luật. Tiền gửi tiết kiệm khi đã gửi vào ngân hàng thì đã thuộc sở hữu của ngân hàng. Do vậy, chính xác hơn thì trong trường hợp này là việc chuyển giao quyền rút tiền tại ngân hàng;
Thứ hai, hướng dẫn việc xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác (như mờ, nhoè, hư hỏng) đối với tiền gửi tiết kiệm.
Thứ ba, thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
Như vậy, quy định trên có thể hiểu là không được nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm ngoài trụ sở hoặc địa điểm giao dịch khác của tổ chức tín dụng, tức là không được giao dịch tại nhà hay địa chỉ khác của khách hàng;
Thứ tư, phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch, đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng tôi thiểu các nội dung sau và phải thực hiện đúng các nội dung này:
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm; mức phí (nếu có);
- Loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm;
- Thủ tục giao dịch tiền gửi tiết kiệm giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền;
- Quy định về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm;
- Biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
- Xử lý đốỉ với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm.
Quy định về tiền gửi tiết kiệm mới nhất
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm và Thông tư 49/2018/TT-NHNN về tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó:
Về tiền gửi tiết kiệm, Thông tư 48 quy định TCTD sẽ quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất trong từng thời kỳ.
(Thay vì quy định mức lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành).
Bên cạnh đó, phương thức trả lãi tiền gửi tiết kiệm sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và người gửi tiền thay vì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chủ động quy định.
Về tiền gửi có kỳ hạn, Thông tư 49 quy định khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó.
Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa TCTD và khách hàng phải được lập thành văn bản, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung như: Thông tin khách hàng; Thông tin TCTD; Số tiền, đồng tiền, thời hạn gửi tiền; …
Trước năm 2019 pháp luật quy định “chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm” là không chính xác. Vì chủ sở hữu tiền gửi có thể là người khác theo các quy định của pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.
Từ năm 2019, pháp luật ngân hàng quy định, “tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm”, khác với quy định “thẻ tiết kiệm được sử dụng làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tín dụng” trước kia ở những điểm sau:
Thứ nhất, việc quy định tài sản bảo đảm là “tiền gửi tiết kiệm” chính xác hơn “thẻ tiết kiệm”, vì thẻ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà chỉ “là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền”. Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng, tài sản bảo đảm trong trường hợp này phải là quyền tài sản, cụ thể là quyền được rút tiền hay quyền đòi nợ (đã cho ngân hàng vay);
Thứ hai, việc quy định tiền gửi tiết kiệm được “sử dụng để làm tài sản bảo đảm” là rộng hơn việc “sử dụng để làm tài sản cầm cố’’, vì theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì tài sản này sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch bảo đảm khác như đặt cọc, ký cược, ký quỹ;
Thứ ba, việc không quy định bảo đảm “tại các tổ chức tín dụng” cũng là rộng hơn trước kia. Khi đã xác định là tài sản bảo đảm thì có thể bảo đảm cho cá nhân, pháp nhân khác, chứ không chỉ bảo đảm tại các tổ chức tín dụng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu thông báo mẫu dấu gửi ngân hàng
- Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không?
- Thủ tục bán nhà cho người mua vay ngân hàng
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về tiền gửi tiết kiệm mới nhất chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tài chính Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về tiền gửi tiết kiệm mới nhất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề giá dịch vụ sang tên sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi tiết kiệm phù hợp với phạm vi hoạt động được phép theo quy định của pháp luật và Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng.
Công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; Công dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:
– Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;
– Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
Tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là địa điểm giao dịch), trừ trường hợp nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
Đối với mỗi Thẻ tiết kiệm, tổ chức tín dụng được nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp Thẻ tiết kiệm hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức tín dụng phải đảm bảo việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.