Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Tuấn, hiện tôi đang chuẩn bị nhập học một trường lục quân. Như tôi tìm hiểu thì trong quân đội nhân dân Việt Nam có rất nhiều cấp bậc và mỗi cấp lại có thời gian thăng hạng khác nhau, tôi tò mò muốn biết thời gian thăng cấp bậc hàm được quy định ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về thời gian thăng cấp bậc hàm trong quân đội như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về thời gian thăng cấp bậc hàm trong quân đội?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Quân hàm trong quân đội là gì?
Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam là một biểu trưng được sử dụng nhằm để thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra tương đối hoàn chỉnh từ năm 1946, mà nguyên thủy được tham chiếu theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật Bản, về kiểu dáng tham chiếu đến hệ thống quân hàm của Quân đội Pháp. Cái tên Quân đội nhân dân Việt Nam là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra.
Hệ thống quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2014/L-CTN ngày 09/12/2014, các cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Việc sử dụng quân hàm ngoài cho chúng ta rõ cấp bậc của các chủ thể trong hệ thống Quân đội nhân dân Việt Nam, còn phân biệt được quân chủng của quân nhân đang phục vụ, thông qua màu viền của quân hàm, đồng thời là màu nền của quân hàm học viên sĩ quan, thể hiện rõ các quân chủng sau đây:
– Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng: màu đỏ
– Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
– Hải quân: màu tím than.
– Màu nền của ba quân chủng trên là màu vàng, riêng hạ sĩ quan, binh sĩ màu hồng nhạt.
– Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng, nhưng có màu nền xanh lá.
– Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng và màu nền xanh lam.
– Cấp tướng có thêu hình trống đồng.
Quy định về thời gian thăng cấp bậc hàm trong quân đội?
Theo đó, việc xét quân hàm trong quân đội được quy định trong Luật sĩ quan nhân dân Việt Nam 1999 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân dân việt nam năm 2008) như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm; Trung úy lên Thượng úy: 3 năm; Thượng úy lên Đại úy: 3 năm; Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm; Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm; Trung tá lên Thượng tá: 4 năm; Thượng tá lên Đại tá: 4 năm; Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm.
– Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn
Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.
Kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan
1. Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo.
2. Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.
3. Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như sau:
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
– Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
– Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
– Trung tá: nam 51, nữ 51;
– Thượng tá: nam 54, nữ 54;
– Đại tá: nam 57, nữ 55;
– Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
– Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định nêu trên không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
– Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về thời gian thăng cấp bậc hàm trong quân đội?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: bảo hộ logo thương hiệu, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Số năm lên quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp là bao lâu?
- Quy định luân chuyển cán bộ trong Quân đội như thế nào?
- Các hình thức kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Đối với cấp bậc hàm cấp tướng: Chủ tịch nước.
Đối với cấp bậc hàm từ Đại tá trở xuống: Bộ trưởng Bộ Công an.
– Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
– Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
– Việc bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật;
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Khi cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định trên