Khi xây dựng các công trình thì các vật tư cũng như những thiết bị phục vụ hoạt động sinh hoạt và sản xuất luôn được người sử dụng lưu tâm. Đối với những nhà ở cá nhân tự xây dựng thì việc sửa chữa những trang thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng nhưng đối với các công trình nhà ở như nhà chung cư, nhà ở cho thuê thì lại khác. Việc cải tạo sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn từ chủ đầu tư. Chính vì vậy đối với những công trình như thế này thì việc tu sửa những hỏng hóc sẽ thuộc về những chủ đầu tư và người quản lý dự án. Hàng năm người sử dụng sẽ chỉ phải đóng cho ban quản lý một khoản tiền gọi là tiền bảo hành các trang thiết bị chung trong công trình xây dựng. Vậy quy định cụ thể của vấn đề này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Quy định về thời gian bảo hành thiết bị trong công trình xây dựng” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu về bảo hành thiết bị trong công trình xây dựng
Công trình xây dựng thường là những thứ được sử dụng trong khoảng thời gian khá dài. Việc bảo hành những trang thiết bị hỏng hóc là việc làm cần thiết và cần được làm thường xuyên khi bạn sinh sống hay quản lý một công trình xây dựng. Việc bảo hành công trình xây dựng ngoài bảo hành những khu vực sinh hoạt như tường, cầu thang thì còn là hoạt động bảo hành các trang thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng như thang máy, đèn điện, khu vui chơi….Việc bảo hành các thiết bị xây dựng cũng có những yêu cầu nhất định về thời gian bảo hành, đối tượng sửa chữa, chi phí sửa chữa…. những điều này sẽ giúp việc bảo hành công trình xây dựng diễn ra thuận lợi, rõ ràng và khách quan hơn.
Căn cứ theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, bảo hành công trình xây dựng là yêu cầu được đặt ra đối với từng chủ thể và đối tượng tham gia xây dựng, phát triển công trình xây dựng đó. Theo đó:
– Đối với việc thi công các công trình xây dựng thì nhà thầu thi công xây dựng sẽ phải chịu trách nhiệm bảo hành theo từng yêu cầu của hạng mục xây dựng, công trình xây dựng như khắc phục hoặc sửa chữa công trình xây dựng.
– Đối với việc cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ thì trách nhiệm bảo hành công trình thuộc về nhà thầu cung ứng thiết bị với các yêu cầu như thay thế thiết bị bị hư hỏng hoặc thiết bị có khiếm khuyết mà do có lỗi của nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ gây ra.
– Trường hợp bảo hành công trình xây dựng là nhà ở thì tùy theo mức độ, nhà thầu sẽ phải tiền hành sửa chữa, khắc phục chi tiết các hư hỏng ở phần khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ…và các hạng mục xây dựng khác trong thỏa thuận hợp đồng.
* Nội dung thỏa thuận bảo hành trong hợp đồng xây dựng:
Hợp đồng xây dựng tuân thủ theo nguyên tắc của pháp luật dân sự, do đó chủ đầu tư và các nhà thầu có quyền thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
– Quyền và trách nhiệm của mỗi bên tham gia xây dựng trong việc bảo hành công trình xây dựng. Chẳng hạn, quyền của nhà thầu thi công có những quyền riêng khác với quyền riêng của nhà thầu cung ứng thiết bị…
– Thỏa thuận về thời hạn bảo hành hạng mục công trình, công trình xây dựng, thiết bị của công trình, thiết bị công nghệ tương ứng với cấp công trình hoặc loại thiết bị cung ứng.
– Mức tiền bảo hành cho mỗi công trình. Mức tiền hảo hành cũng có thể thay đổi trong quá trình thi công, lắp đặt theo yêu cầu của công trình và tình huống cụ thể xảy ra.
– Tiền bảo hành công trình phải được lưu giữ, sử dụng, hoàn trả như thế nào. Nhà thầu có thể sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng để thay thế tiền bảo hành, tuy nhiên việc hoàn trả tiền bảo hành hoặc giải tỏa thư bảo lãnh chỉ được chuyển đến nhà thầu khi kết thúc thời hạn bảo hành và có sự xác nhận của chủ đầu tư về việc nhà thầu đã hoàn thành công việc bảo hành.
– Trường hợp đặc biệt: Do còn phụ thuộc vào mức ngân sách nhà nước nên đối với các công trình có sử dụng vốn của nhà nước thì mức tiền bảo hành sẽ được quy định với mức tối thiểu, đối với các công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác với vốn nhà nước cũng có thể tham khảo mức bảo hành tối thiểu dưới đây để áp dụng cho hợp đồng xây dựng phù hợp. Cụ thể:
+ Công trình được phân loại là cấp đặc biệt và cấp I: Mức tiền bảo hành tối thiểu là 3% giá trị của hợp đồng xây dựng
+ Công trình thuộc cấp còn lại: Mức tiền bảo hành tối thiểu là 5% giá trị hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
Quy định về thời gian bảo hành thiết bị trong công trình xây dựng
Vì những công trình xây dựng thường có thời hạn sử dụng rất dài nên việc bảo hành những thiết bị trong công trình xây dựng cũng được thực hiện định kỳ kể cả khi chưa xảy ra hỏng hóc. Hiện nay pháp luật chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này nhưng đối với công trình xây dựng như chung cư hay nhà ở tập chung có chủ đầu tư quản lý thì thời gian bảo hành các thiết bị trong các công trình xây dựng này thường là từ 6 tháng trở lên và đối với thời gian sử dụng đầu tiên có thể rơi vào khoảng 1 năm đầu sử dụng. Đối với các công trình có sự thoả thuận khác giữa chủ đầu tư và người mua nhà thì thực hiện theo hợp đồng đã giao kết giữa 2 bên.
Thời gian bảo hành, nâng cấp, cải tạo từng hạng mục công trình, công trình xây dựng mới được quy định chi tiết tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng và được tính từ khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Cần lưu ý rằng, không phải lúc nào cũng bắt buộc công trình xây dựng phải hoàn thành mới được nghiệm thu mà tùy theo đặc thù của từng hạng mục, công trình xây dựng có thể còn một số tồn tại về chất lượng nhưng về cơ bản không có ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình, khả năng chịu lực, công năng và có thể đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng thì chủ đầu tư có thể nghiệm thu từng phần hoặc nghiệm thu có điều kiện. Trường hợp này, thời hạn bảo hành cũng được tính từ thời điểm từng phần của hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu.
* Đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng
Tùy thuộc vào việc phân loại cấp hạng mục công trình, công trình xây dựng mà thời hạn bảo hành được quy định khác nhau:
– Công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I, ví dụ công trình điện hạt nhân; nhà máy in tiền; đường sắt cao tốc; trường đại học, cao đẳng có tổng số sinh viên toàn trường trên 8000 người; cầu phao có lưu lượng quy đổi trên 3000 xe /ngày đêm…: Thời gian bảo hành kể từ ngày nghiệm thu là không ít hơn 24 tháng.
– Công trình, hạng mục công trình còn lại (cấp II, cấp III, cấp IV ) như đường ô tô có tốc độ thiết kế từ 60 đến 80 km/h; cơ sở hỏa táng; kho lưu động…: Thời gian bảo hành kể từ ngày nghiệm thu không ít hơn 12 tháng.
– Nhà ở: Do đặc thù về hình thức và phương thức sử dụng, thời hạn bảo hành đối với nhà ở sẽ tuân theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014.
+ Nếu là nhà ở chung cư: thời gian bảo hành là tối thiểu 60 tháng tính từ khi nhà thầu hoàn thành việc xây dựng công trình, nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
+ Nếu là nhà ở riêng lẻ: Thời gian bảo hành công trình là tối thiểu 24 tháng tính từ khi hoàn thành việc xây dựng, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ
Căn cứ theo hợp đồng xây dựng giữa nhà thầu cung ứng thiết bị và chủ đầu tư để xác định thời hạn bảo hành đối với thiết bị công trình, công nghệ. Tuy nhiên, thời hạn bảo hành trong hợp đồng không được ngắn hơn thời hạn bảo hành của nhà sản xuất và thời hạn bảo hành được tính từ thời điểm công tác lắp đặt thiết bị được hoàn thành, có biên bản nghiệm thu.
Ngoài những yêu cầu chung về thời hạn bảo hành hạng mục công trình, công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ nêu trên, tùy theo tình hình thực tế mà nhà thầu và chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhau về việc bảo hành riêng từng phần, từng gói thầu thi công hay lắp đặt thiết bị ngay cả khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành. Thời gian bảo hành đảm bảo theo nguyên tắc chung, không ít hơn thời gian bảo hành như đã phân tích ở trên.
Trong quá trình thi công, xây dựng không thể tránh khỏi nhưng sai sót, sự cố dẫn đến những khiếm khuyết về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng, thiết bị được cung ứng và các nhà thầu đã tự động sửa chữa, khắc phục nhưng vẫn xảy ra lỗi thì thời hạn bảo hành có thể sẽ kéo dài hơn. Mức độ dài hơn bao lâu sẽ do chủ đầu tư và các nhà thầu tự thỏa thuận với nhau trước khi được nghiệm thu.
Trách nhiệm của mỗi bên trong bảo hành công trình xây dựng
Trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng thuộc về ai cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc đặt ra cho Luật sư X xoay quanh chủ đề này. Công trình xây dựng khi được xây dựng lên sẽ chịu sự quản lý của nhà đầu tư kể cả đối với công trình đã hoàn công thì chủ đầu tư vẫn phải có trách nhiệm đối với công trình này. Nhưng sau thời gian dài sử dụng, có nhiều hỏng hóc trang thiết bị không xuất phát từ việc xây dựng lắp ráp mà xuất phát từ việc sử dụng của người mua nhà. Vậy trong những trường hợp này việc bảo hành công trình xây dựng cũng thuộc trách nhiệm của người mua nhà, và trách nhiệm này được thực hiện dưới dạng đóng góp vật chất, tài sản để thực hiện bảo hành công trình.
* Đối với nhà thầu
Là những đơn vị trực tiếp thi công, cung ứng thiết bị và các hạng mục khác trong công xây dựng, mỗi nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm với phần việc của mình như sau:
– Khi chủ sở hữu hay người quản lý, sử dụng công trình phát hiện ra những hư hỏng hoặc khiếm khuyết của công trình thì chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thông báo với chủ đầu tư. Dựa trên thông báo, yêu cầu và thời gian bảo hành công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành trong phạm vi trách nhiệm của mình và nhà thầu bắt buộc phải thực hiện yêu cầu bảo hành. Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu cũng phải tự chịu mọi chi phí liên quan đến việc thưc hiện bảo hành công trình xây dựng, cung ứng thiết bị do mình thi công và cung ứng.
– Dựa trên nguyên tắc bồi thường, có lỗi của pháp luật dân sự, tức là các bên chỉ phải thực hiện bồi thường khi có lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra. Nghĩa là, nếu những hư hỏng, khiếm khuyết hay nguyên nhân bất khả kháng mà không phải do lỗi từ nhà thầu thi công, nhà thầu cung ứng thiết bị thì các nhà thầy này có quyền từ chối công việc bảo hành công trình xây dựng. Ngược lại, nếu là do lỗi của nhà thầu và đã được chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng thông báo nhưng nhà thầu không bảo hành thì chủ đầu tư có quyền thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Số tiền bảo hành sẽ được chủ đầu từ trừ từ mức tiền bảo hành hoặc thư bảo lãnh của ngân do nhà thầu ký kết.
– Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, các nhà thầu có trách nhiệm phải lập báo cáo, yêu cầu chủ đầu tư xác nhận công tác bảo hành công trình xây dựng. Chỉ khi có xác nhận của chủ đầu tư và kết quả nghiệm thu thì việc bảo hành công trình xây dựng của nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị mới được coi là hoàn thành.
* Đối với chủ đầu tư
– Chủ đầu tư, người quản lý, sử dụng công trình cần thực hiện đúng quy định liên quan đến việc vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác và sử dụng công trình xây dựng. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi công trình xây dựng là sự thỏa thuận xây dựng giữa các bên, nếu chủ đầu tư, người sử dụng, quản lý công trình không tuân theo quy tắc vận hành, sử dụng công trình thì việc công trình xuống cấp hay hư hỏng các thiết bị là điều dễ dàng xảy ra, dẫn đến thiệt hại trước tiên cho người sử dụng, sau là thiệt hại cho các nhà thầu khi chưa đến thời hạn bảo hành mà phải bảo hành.
– Chủ đầu tư công trình xây dựng có trách nhiệm phải kiểm tra công tác bảo hành của nhà thầu xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị theo nội dung bảo hành hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Sau khi các nhà thầu thực hiện bảo hành xong thì chủ đầu tư cũng phải nghiệm thu theo đúng quy định để đảm bảo việc bảo hành của nhà thầu.
– Chủ đầu tư sau khi nhận được báo cáo của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thì phải có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành bảo hành công trình xây dựng đó. Việc xác nhận hoàn thành bảo hành công trình phải được lập thành văn bản gửi đến các nhà thầu.
Như vậy, bất cứ công trình xây dựng hay thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng trong các công trình xây dựng cũng có một khoảng thời gian nhất định cũng có thể dẫn tới hư hỏng, hao mòn, không còn nguyên giá trị. Hơn nữa, khi tiến hành thi công xây dựng hay lắp đặt các thiết bị, cần gắn liền trách nhiệm của những đơn vị, nhà thầu với từng hạng mục xây dựng, công trình xây dựng, cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ, tránh việc làm ẩu, làm sai, cung cấp thiết bị kém chất lượng làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng thì yêu cầu bảo hành là yêu cầu cần thiết và bắt buộc phải có. Chủ đầu tư và các nhà thầu nên nắm rõ những quy định về bảo hành để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Công việc pháp chế doanh nghiệp như thế nào?
- Thời gian bảo hành công trình tính từ ngày nào?
- Mẫu cam kết bảo hành của nhà thầu mới – Tải xuống miễn phí
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về thời gian bảo hành thiết bị trong công trình xây dựng“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý chuyển từ đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Với những công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định là:
– 03% giá trị hợp đồng với công trình xây dựng cấp I và cấp đặc biệt
– 05% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng các cấp còn lại
– Đối với những công trình sử dụng vốn khác thì mức tiền bảo hành sẽ có những điểm khác biệt theo như quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Trong việc thi công công trình xây dựng thì nhà thầu chịu trách nhiệm thi công công trình sẽ phải bảo hành công trình theo yêu cầu của từng hạng mục xây dựng và tìm cách khắc phục cũng như sửa chữa công trình
Với việc cung ứng thiết bị của công trình thì việc bảo hành công trình sẽ thuộc về nhà thầu chịu trách nhiệm cung ứng những thiết bị này. Theo đó yêu cầu đối với nhà thầu trong việc bảo hành công trình xây dựng có thể kể đến như việc thay thế thiết bị đã hư hỏng hoặc thiết bị đang có khiếm khuyết mà do lỗi của nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ gây ra.
Trường hợp nhà ở là đối tượng của công trình cần bảo hành thì tùy vào từng mức độ khác nhau, nhà thầu sẽ tiến hành việc sửa chữa, khắc phục chi tiết các hư hỏng ở các hạng mục xây dựng theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Theo đó, bảo hành công trình xây dựng được coi là một yêu cầu bắt buộc đối với từng chủ thể và đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển công trình đó.