Thưa Luật sư X. Tôi là Quang Đại, năm nay tôi 30 tuổi, đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hôm qua, tôi có cuộc gặp gỡ và nói chuyện với các bạn thời Đại học của tôi. Trong cuộc trò chuyện có nhắc đến những điểm mới của vấn đề thanh toán biên mậu Việt – Trung. Tuy nhiên, lúc đó tôi chưa nắm bắt kịp các thông tin liên quan đến những điểm mới mà các bạn tôi đề cập. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Quy định liên quan đến thanh toán biên mậu với Trung Quốc có điểm gì mới? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư, tôi xin cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Quy định về thanh toán biên mậu với Trung Quốc có điểm gì mới?, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hiểu như thế nào về thanh toán biên mậu?
Thanh toán biên mậu là hình thức thanh toán trong việc mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của hai nước có chung đường lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định về mua bán trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ hai nước.
Với Việt Nam, các nước có thể thực hiện thanh toán mậu dịch là Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Đặc điểm chung của các quy định về thanh toán biên mậu:
- Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc tiền của nước có chung đường biên giới
- Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa hai nước láng giềng.
Ai có thể tham gia hoạt động thương mại biên mậu?
Hiện tại Việt Nam đã có các quy định về cơ chế thanh toán biên mậu với 3 nước có chung biên giới gồm Trung Quốc, Lào, Campuchia. Các cơ chế thanh toán này được thực hiện trên cơ sở Hiệp định thanh toán song phương ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương 3 nước có chung biên giới nói trên.
Trên cơ sở các Hiệp định thanh toán song phương, Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động thanh toán biên mậu tại ba khu vực biên giới.
Tinh thần các Hiệp định nói trên là thúc đẩy thương mại biên giới (TMBG), giảm chi phí chuyển đổi ngoại tệ, bên cạnh việc thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo thông lệ quốc tế, khuyến khích thương nhân, ngân hàng sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán, khuyến khích thanh toán qua ngân hàng. Đồng bản tệ chỉ được lưu hành tại khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.
Đối tượng có thể tham gia hoạt động thương mại biên mậu bao gồm:
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp, thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là những đối tượng có thể thực hiện hoạt động thương mại biên mậu theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy định về thanh toán biên mậu với Trung Quốc có điểm gì mới?
Ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Nghị định 14 quy định cụ thể hơn các hoạt động thương mại biên giới bao gồm: Mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và giao trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về thanh toán đối với các hoạt động thương mại biên giới.
Việc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 19/2018/TT-NHNN là cần thiết để hướng dẫn thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ và khắc phục những vướng mắc cũ, hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu Việt-Trung. Lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối cho biết, Thông tư 19 có nhiều nội dung thay đổi so với Quyết định 689.
Thứ nhất, quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng để đảm bảo đầy đủ, phù hợp với quy định tại Nghị định 14, đồng thời đảm bảo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán bằng đồng bản tệ đối với tất cả các chủ thể có tham gia hoạt động thương mại biên giới.
Thứ hai, quy định, hướng dẫn cụ thể các phương thức thanh toán áp dụng đối với từng hoạt động thương mại biên giới, bao gồm, thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc của thương nhân; thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.
Theo đó, phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là thanh toán qua ngân hàng với đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, tiền đồng Việt Nam (VND) và Nhân dân tệ (CNY). Trường hợp thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 6 Nghị định 14 được nhận thanh toán bằng tiền mặt (VND, CNY) nhưng phải nộp vào ngân hàng trong vòng 7 ngày trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ.
Riêng với cư dân biên giới và thương nhân kinh doanh, giao dịch tại chợ biên giới được áp dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng bằng đồng bản tệ là CNY, VND. Chỉ được phép thanh toán tiền mặt bằng VND, không được thanh toán bằng nhân dân tệ tiền mặt.
Ngoài ra, Thông tư 19 cũng đã bổ sung quy định về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY giữa các ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới.
Quy định tại Thông tư 19 hướng dẫn đầy đủ hoạt động thanh toán phù hợp với từng hoạt động thương mại biên giới quy định tại Nghị định 14, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương hơn nữa giữa thương nhân, cư dân hai nước. Ngoài ra, hoạt động thanh toán biên mậu bằng đồng bản tệ góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, giảm một phần nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Cơ chế thanh toán biên mậu tại Thông tư 19 còn tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ của cư dân biên giới, khách du lịch, nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của người dân các tỉnh biên giới. Nhờ đó kinh tế-xã hội của các tỉnh biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, quy định tại Thông tư 19 cũng góp phần thực thi hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước về tiền tệ, hạn chế buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần chống thất thu thuế, phù hợp với định hướng chỉ đạo của Chính phủ.
Quy định về thanh toán biên mậu giữa Việt Nam và Lào?
Các hoạt động thanh toán bao gồm:
- Chuyển tiền viện trợ, thanh toán, chuyển tiền thực hiện các dự án viện trợ, dự án đẩu tư, dự án khác giữa Việt Nam với Lào.
- Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới và thanh toán trong hoạt động buôn bán tại các chợ biên giới, chợ của khẩu hoặc chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và LAK:
- Các đơn vị thực hiện các dự án viện trợ hoặc các dự án khác của Việt Nam tại Lào có nhu cầu sử dụng vốn của dự án tại Lào phải mở tài khoản VND tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoặc Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt để tiếp nhận phần vốn do Bộ Tài chính Việt Nam cấp phát.
- Các thương nhân Việt Nam có nhu cầu thanh toán, chuyển tiền bằng VND và LAK phải mở tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép có thực hiện thanh toán với Lào.
- Người không cư trú ở Lào có thể mở, sử dụng tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi tại các Ngân hàng được phép thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hổi đối với tài khoản của Người không cư trú.
- Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản VND, tài khoản LAK tại Lào để thực hiện dự án hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản VND, giấy phép mở tài khoản LAK tại Ngân hàng tại Lào.
- Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng tài khoản VND, tài khoản LAK mở tại các Ngân hàng tại Lào để phục vụ cho các mục đích liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu với Lào.
- Việc sử dụng VND và LAK trong thanh toán đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào:
- Ngân hàng được phép thoả thuận với Ngân hàng của Lào về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản LAK cho nhau để phục vụ thanh toán cho khách hàng hai nước; hoặc liên hệ với chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào Việt tại Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
- Ngân hàng của hai bên được thoả thuận về công nghệ, phương thức thanh toán, phương thức quản lý tài khoản và số dư tối đa trên tài khoản không trái với quy định pháp luật của mỗi nước.
- Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa thì cảc Ngân hàng của hai bên có thể thoả thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước nhằm đảm bảo khả năng tự cân đối thu chi giữa VND và LAK.
- Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng (phần chênh lệch được thanh toán qua ngân hàng).
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về thanh toán biên mậu với Trung Quốc có điểm gì mới?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về dò mã số thuế cá nhân vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thời gian thanh toán tiền lương sau khi nghỉ việc với người lao động là bao lâu?
- Tiến độ thanh toán nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào?
- Có được xuất hóa đơn theo từng lần thanh toán hay không?
Câu hỏi thường gặp
Phương thức giao dịch của hoạt động thanh toán biên mậu được thực hiện thông qua hai phương thức là qua mạng viễn thông quốc tế SWIFT và Internet banking. Đây là hai phương thức giao dịch được ưa chuộng vì sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà vẫn có độ an toàn cao.
Các khu vực biên giới gần nhau thường có hoàn cảnh văn hóa, tập quán, truyền thống, tôn giáo khá tương đồng nhau nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, trong quá trình trao đổi buôn bán, ngoài những chính sách được Nhà nước hỗ trợ, thì với mối quan hệ quen biết nhau trong khoảng thời gian dài sẽ có thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Các nước có thể thanh toán biên mậu với Việt Nam là Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế (bao gồm các Ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh có biên giới giáp Campuchia).
Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng Việt Nam (VND) thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam (tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND của người không cư trú tại Việt Nam).
Thanh toán bằng VND và Riel Campuchia (KHR) thông qua tài khoản tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và Ngân hàng thương mại Campuchia theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai Ngân hàng này.
Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt (áp dụng trong trường hợp thương nhân của hai bên không thể thanh toán qua Ngân hàng và chỉ được áp dụng cho thương nhân Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt thông qua việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho thương nhân Campuchia).