Hiện nay, nếu doanh nghiệp của bạn không muốn tiến hành hoạt động kinh doanh vì một số lý do thì doanh nghiệp của bạn có thể làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Đây là một hình thức mà các doanh nghiệp nên tham khảm vì nó đem lại nhiều ưu điểm nhất định. Như thủ tục đơn giản, chi phí rẻ, có thể chuyển nhượng công ty sau thời gian tạm ngừng…Vậy quy định về tạm ngừng kinh doanh hiện nay như thế nào? Hồ sơ và thủ tục đăng kí tạm ngừng kinh doanh ra sao? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về khái niệm tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định của luật.
Ngày chuyển tình trạng tạm ngừng kinh doanh là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng tạm ngừng kinh doanh là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo; hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Quy định về điều kiện để tạm ngừng kinh doanh
Để đăng ký thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp của bạn phải thoả mãn hai điều kiện sau:
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Vì vậy muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp của bạn phải khôi phục mã số thuế nếu bị đóng.
- Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh trước 03 ngày.
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Khi muốn đăng ký thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Trước 03 ngày làm việc, doanh nghiệp bạn phải gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong trường hợp:
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo.
2. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của:
- Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty hợp danh.
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
- Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ này.
Quy định về thời gian tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định cũ thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, hiện nay đã không còn quy định này. Theo quy định mới về tạm ngừng kinh doanh, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Và doanh nghiệp của bạn có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).
Quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định mới nhất về tạm ngừng kinh doanh, để tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh phải trải qua ba bước sau:
Bước 1
Doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định để tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp của bạn cần nộp bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Bước 3
- Trong 02 ngày làm việc, Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không.
- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Các lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh
1. Gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ít nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
2. Đơn vị phụ thuộc phải tạm ngừng nếu đơn vị chính tạm ngừng.
3. Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
4. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh:
- Doanh nghiệp của bạn phải nộp đủ số thuế còn nợ. Tuy nhiên trên thực tế, thì việc các doanh nghiệp nợ thuế thường sẽ không được phép tạm ngừng kinh doanh cho tới khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
- Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại, mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp theo mẫu II-21 tại thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.
Câu trả lời là có. Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp này phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp; đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
2. Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nếu công ty của bạn là công ty TNHH một thành viên, công ty của bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định).
2. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty.
3. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ này.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102