Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự; do người có thẩm quyền tiến hành áp dụng; trong một số trường hợp nhất định nhằm phục vụ cho công tác điều tra vụ án. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy định về tạm giữ người; cũng như thời hạn tạm giữ trong vụ án được quy định thế nào ? Để hiểu hơn về vấn đề này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật hiện nay quy định thế nào về tạm giữ ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 117 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015; quy định về tạm giữ như sau:
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là tạm giữ. Tuy nhiên, dựa theo quy định của pháp luật ta có thể hiểu như sau: ” tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn; được người có thẩm quyền, tiến hành áp dụng trong các trường hợp; như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt tội phạm quả tang, bắt người trong trường hợp truy nã…” Vậy, thời hạn tạm giữ người trong vụ án hình sự được quy định thế nào ?
Thời hạn tạm giữ người để điều tra trong vụ án hình sự là bao lâu ?
Việc tạm giữ người, có ảnh hưởng rất lớn tới quyền tự do; thân thể của công dân. Vì vậy, chỉ trong những trường hợp nhất định thì; người có thẩm quyền mới có thể tiến hành thủ tục để tạm giữ người khác. Cùng với đó; việc tạm giữ người để điều tra vụ án hình sự; cũng chỉ được thực hiện trong một thời gian, nhất định mà pháp luật cho phép.
Tại điều 118 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015; quy định về thời hạn tạm giữ người để điều tra được quy định như sau:
Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ; người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ; có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Theo đó, tổng thời hạn tạm giữ người để điều tra trong vụ án tối đa là 9 ngày.
Ngoài ra mọi trường hợp gia hạn, thời hạn tạm giữ trong vụ án đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp; hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ; Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Hết thời hạn tạm giữ trong vụ án mà cơ quan không thả người phải làm gì ?
Thực tế hiện nay, có không ít trường hợp tại một số địa phương; sau khi hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan điều tra vẫn không chịu thả người ? Bởi vậy, khi rơi vào trong trường hợp này; gia đình có người bị tạm giữ có thể tiến hành việc áp dụng một số biện pháp, cụ thể như sau:
Đề nghị trả tự do
Khi hết thời hạn tạm giữ trong vụ án, nếu cơ quan điều tra vẫn thực hiện việc giữ người, thì gia đình người bị giữ có thể tiến hành làm đơn, gửi tới cơ quan điều tra, cơ quan có thăm quyền ban hành lệnh tạm giữ; để yêu cầu trả tự do.
Có thể bạn quan tâm
Gửi đơn khiếu nại
Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC.. quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo trình tự giải quyết khiếu nại liên quan đến tạm giữ, thì gia đình người bị tạm giữ có thể tiến hành làm đơn khiếu nại, việc bị tạm giữ quá thời hạn tới Viện trưởng, viện kiểm sát các cấp. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, phải tiến hành giải quyết vụ việc.
Gửi đơn tố cáo khi có dấu hiệu làm trái quy định về thời hạn tạm giữ trong vụ án hình sự
Trong trường hợp, nhận thấy có dấu hiệu cơ quan điều tra cố tình làm trái quy định; của pháp luật về thời hạn tạm giữ người trong điều tra vụ án. Gia đình người bị giữ, có thể tiến hành làm đơn tố cáo gửi đến; viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết. Tố cáo liên quan đến hành vi tạm giữ trong giai đoạn điều tral; truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Quy định về tạm giữ và thời hạn tạm giữ trong vụ án hình sự “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để cách li họ với xã hội trong một thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điểu tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm.Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Đối với việc chi trả lương: khoản 2 Điều 101 Bộ luật lao động năm 2019 quy định; Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc; để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
“Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh…