Tạm đình chỉ công việc là một hình thức xử lý không quá xa lạ với người lao động. Có thể hiểu, đây là việc người lao động bị ngưng việc một thời gian, nhưng trên thực tế, có nhiều người lao động không hiểu rõ các quy định về vấn đề này, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Vậy cụ thể hiện nay pháp luật quy định về tạm đình chỉ công việc như thế nào? Điều kiện tạm đình chỉ công việc đối với người lao động? Mức xử phạt vi phạm liên quan đến tạm đình chỉ công việc người lao động như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm điều này thì hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Tạm đình chỉ công việc là gì?
Hiện nay, pháp luật lao động Việt Nam không nêu rõ thế nào là tạm đình chỉ công việc đối với người lao động. Nhưng có thể hiểu tạm đình chỉ công việc là buộc người lao động phải ngừng việc tạm thời để điều tra, xác minh những vụ vi phạm nội quy lao động phức tạp mà người lao động đó là đương sự.
Quy định về tạm đình chỉ công việc như thế nào?
Điều kiện tạm đình chỉ công việc đối với người lao động
Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép tạm đình chỉ công việc người lao động trong trường hợp xảy ra vụ việc vi phạm nội quy lao động. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp;
+ Xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
+ Sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 , thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Mức xử phạt vi phạm liên quan đến tạm đình chỉ công việc người lao động
Mức xử phạt
Các mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tạm đình chỉ công việc người lao động được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP , cụ thể như sau:
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ).
Thời gian tạm đình chỉ công việc để chờ xử lý kỷ luật có được cộng vào thời gian làm việc để tính ngày nghỉ phép năm của người lao động không?
Căn cứ khoản 10 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động gồm:
“1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”
Như vậy, nếu thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động thì được cộng để tính ngày nghỉ phép năm cho người lao động.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về tạm đình chỉ công việc như thế nào?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về dịch vụ mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Không hoàn thành công việc, nhân viên bị sa thải có đúng không?
- Khi bị công ty sa thải trái luật kiện ở tòa nào?
- Sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không?
- Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022
Câu hỏi thường gặp
– Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
– Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Bộ luật lao động 2019 quy định các hành vi sau bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
– Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Điều 124 Bộ luật lao động năm 2019 đã liệt kê 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động; mà người lao động có thể bị áp dụng, đó là:
– Khiển trách
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
– Cách chức
– Sa thải