Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc quan trắc lún công trình xây dựng như thế nào? Tôi làm thực tập sinh cho một công ty xây dựng mới được thành lập. Theo tôi được biết thì hiện nay hoạt động quan trắc được quy định khá chi tiết và cụ thể để theo dõi và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên còn vấn đề mà tôi cảm thấy chưa rành là quy định về quan trắc lún công trình xây dựng. Không biết theo quy định hiện nay thì Quy định về quan trắc lún công trình xây dựng thế nào? Quan trắc lún công trình xây dựng có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn hiện nay? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề Quy định về quan trắc lún công trình xây dựng thế nào, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Quan trắc công trình là gì?
Hiện nay việc quan trắc công trình xây dựng là việc làm quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho công trình, thực hiện đúng quy định luật đặt ra. Việc quan trắc còn giúp chúng ta hiểu thêm về những thông tin khác của công trình đó một cách cụ thể hơn. Để hiểu hơn như thế nào là quan trắc công trình, mời bạn đọc tham khảo những nội dung như sau:
Tại Khoản 7, Điều 2, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP giải thích từ ngữ khái niệm này như sau:
“Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.”
Hiểu đơn giản, quan trắc công trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như theo dõi, đo đạc, ghi nhận các sự biến đổi, biến dạng, dịch chuyển… của công trình và môi trường. Quá trình này được thực hiện trong thời gian dài hoặc một khoảng thời gian nhất định để thu được các thông số mang tính tương đối.
Để tiến hành quan trắc công trình có thể thực hiện các phương pháp như quan trắc độ lún, quan trắc nghiêng hoặc ngang. Cụ thể:
– Kiểm tra, xác định độ lún: Các thông số về độ lún bao gồm lún lệch, tốc độ lún của công trình. Chúng được so sánh với giới hạn lún đã được tính toán bằng thiết bị chuyên dụng trong thi công xây dựng.
– Đánh giá khả năng làm việc của nền móng công trình.
– Đánh giá mức độ hiện trạng trong tương lai (sau khi sử dụng).
– Xác định độ độ lún và chuyển dịch trung bình của công trình. Đánh giá xem chúng có nằm trong giới hạn cho phép tương ứng hay không.
Các công trình có nguy cơ hoặc dấu hiệu bất thường như lún, nứt hay nghiêng… phải được quan trắc. Trong đó, hệ kết cấu chịu lực cần được kiểm tra cần thận bởi nếu chúng bị hư hỏng, khả năng gây sụp đổ công trình là rất lớn:
– Dàn mái không gian
– Khán đài sân vận động
– Ống khói
– Si lô
– Hệ khung chịu lực chính của công trình
– Các bộ phận khác
Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
Trong quá trình xây dựng cần thực hiện việc quan trắc bởi vì cần có sự đo lường, tính toán về mức độ chuyển đổi hình dạng hoặc thông số của công trình đó. Quan trắc lún còn dự báo được trong tương lai về mức độ lún của công trình. Và từ đó có thể đưa ra biện pháp cụ thể để giúp cho công trình không bị lún. Cụ thể vấn đề này được hiểu như sau:
Căn cứ tại Khoản 38, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
Điều 3, Thông tư 10/2021/NĐ-CP ngày 25/08/2021 của Chính phủ quy định về quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng như sau:
1.1. Các trường hợp thực hiện quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
+ Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,…) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
1.2. Nội dung đề cương quan trắc công trình
Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng hiện nay ra sao?
Những nhà thầu của công trình cần đáp ứng điều kiện về năng lực cũng như những giấy tờ chứng minh bằng cấp… Trong khi xây dựng dự án thì nhà thầu có một số trách nhiệm nhất định đối với chủ đầu tư, với khách hàng. Đó là thi công đúng theo dự án cũng như luôn đảm bảo độ an toàn nhất định, không bị lún hay bị sạt lở. Trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình hiện nay như sau:
Khoản 28, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
28. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
Theo quy định trên, nhà thầu thi công xây dựng là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng công trình. Điều kiện năng lực thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 155, Luật xây dựng năm 2014 – chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
Đối với việc quan trắc công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có các trách nhiệm sau:
+ Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Quy định về quan trắc lún công trình xây dựng thế nào?
Quan trắc lún công trình xây dựng hiện nay có nhiều vấn đề cần lưu ý. Những vấn đề này gồm có danh mục công trình bắt buộc quan trắc, nội dung quan trắc được quy định ra sao. Những quy định về quan trắc lún cần được đặt lên hàng đầu ở những nơi có địa hình đất mềm hơn. Chúng tôi xin tư vấn quy định về quan trắc lún hiện nay của những công trình là:
Bên cạnh việc quan trắc công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng thì pháp luật hiện hành còn quy định về việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng công trình được quy định cụ thể tại Điều 4, Thông tư 10/2021/NĐ-CP ngày 25/08/2021 của Chính phủ, cụ thể:
2.1. Danh mục các công trình phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng công trình
Các công trình dân dụng, công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tầng kỹ thuật phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục I Thông tư 10/2021/NĐ-CP bao gồm nhà, kết cấu dạng nhà; công trình nhiều tầng có sàn; công trình có kết cấu nhịp lớn dạng khung, công trình có kết cấu dạng cột, trụ, tháp, Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài; nhà thi đấu (các môn thể thao).
2.2. Nội dung của việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
Việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định trong quy trình bảo trì, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình (ví dụ: giàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,…);
+ Thông số quan trắc (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, …) và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về quan trắc lún công trình xây dựng thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
– Các vị trí quan trắc
– Thông số quan trắc
– Thời gian quan trắc
– Số lượng chu kỳ đo
– Giá trị giới hạn
– Các nội dung cần thiết khác.
– Quan trắc công trình trong tiếng Anh là Construction Monitoring.
+ Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa
+ Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình
+ Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng
Quan trắc biến dạng công trình bao gồm các phương pháp thực hiện sau:
+ Quan trắc lún
+ Quan trắc ngang
+ Quan trắc nghiêng