Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Gia đình tôi đang đào móng nhà thì phát hiện một hũ bằng đồng đựng khá nhiều tiền cổ. Qua tìm hiểu thì tôi biết được đây là cổ vật có giá trị. Tôi muốn hỏi việc tôi phát hiện cổ vật có giá trị đó trong mảnh đất nhà tôi thì cần phải báo với chính quyền địa phương không? Pháp luật quy định như thế nào về phát hiện đồ cổ. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Quy định về phát hiện cổ vật ” sau đây.
Căn cứ pháp lý.
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP
Phát hiện cổ vật phải thông báo cho cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 98/2010/NĐ-CP về tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp như sau:
“Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 Luật di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Như vậy, theo các quy định trên, cổ vật – cụ thể ở đây là hũ bằng đồng và vài đồng tiền cổ được phát hiện tìm thấy đều sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước. Do đó, bạn phải có trách nhiệm báo lại với cơ quan chính quyền địa phương nơi đang ở gần nhất để giao nộp và phối hợp xử lý, bảo vệ cổ vật.
Quy định về phát hiện cổ vật
Theo quy định hiện hành, tại điều 229, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.”.
Như vậy, khi phát hiện ra hũ đựng bằng đồng và tiền cổ thì bạn phải có trách nhiệm thông báo ngay với chính quyền địa phương để có phương án bảo vệ và phối hợp xử lý.
Không khai báo khi phát hiện cổ vật bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
Nếu bạn không khai báo với chính quyền địa phương về việc phát hiện, tìm thấy cổ vật trong quá trình xây nhà thì khi bị phát hiện tùy theo mức độ bạn phát hiện ra vật đó thì bạn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện, cụ thể như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Tuy nhiên, theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Quy định về phát hiện cổ vật” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X qua số hotline 0833102102 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau đây:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Phụ cấp học viên quân đội
- Nộp đơn xin nghỉ việc có rút lại được không
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc được trả lương không
- Đánh người gây thương tích bị phạt như thế nào
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì:
– Nếu vật đó là cổ vật thuộc di tích lịch sử – văn hóa thì sẽ được thưởng một khoản tiền và không được sở hữu cổ vật đó;
– Nếu đào được một vật không phải là cổ vật thuộc di tích lịch sử văn hóa thì tùy trường hợp sẽ được sở hữu vật đó.
Khi đào được cổ vật thì người đào được phải thông báo kịp thời địa điểm phát hiện cổ vật; giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất. Nếu không khai báo có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức tiền thưởng sẽ căn cứ vào phần giá trị của tài sản. Nếu tài sản có giá trị đến 10 triệu đồng, mức thưởng là 30%; từ 10 – 100 triệu đồng, mức thưởng là 15%; từ 100 triệu – 01 tỷ đồng, mức thưởng là 7%; từ 1 – 10 tỷ đồng, mức thưởng là 1% và từ 10 tỷ đồng trở lên, mức thưởng là 0,5%.
Đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở, sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.