Khi hộ doanh có doanh thu đạt đến mức quy định sẽ phải nộp thuế. Do đó, để tránh bị xử phạt vi phạm pháp luật thuế thì hộ kinh doanh cần phải biết khi nào phải nộp thuế, nộp những loại thuế nào và cách nộp thuế như thế nào? Những vấn đề về thuế hộ kinh doanh đã được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Theo đó, hộ kinh doanh cần nắm được quy định về nộp thuế hộ kinh doanh hiện hành. Dưới đây là quy định về nộp thuế hộ kinh doanh mới năm 2023, bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế gì?
Để hoạt động kinh doanh hợp pháp thì hộ kinh doanh cần phải nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định. Việc không nộp đầy đủ các laoij thuế sẽ khiến hộ kinh doanh có thể bị xử phạt theo quy định. Theo đó, hộ kinh doanh cần nắm được mình phải nộp những loại thuế gì? Vậy, hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.
Theo quy định hiện hành thì hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau đây:
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Thuế giá trị gia tăng.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động thì hộ kinh doanh còn phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.
Hộ kinh doanh có doanh thu bao nhiêu mới phải nộp thuế?
Không phải hộ kinh doanh hoạt dộng đều phải nộp thuế mà hộ kinh doanh chỉ phải nộp thuế khi có doanh thu trong mức quy định. Do đó, hộ kinh doanh cần nắm được quy định về mức doanh thu phải nộp thuế để đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy, hộ kinh doanh có doanh thu bao nhiêu mới phải nộp thuế? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề nnàyqua nội dung dưới đây nhé.
Nguyên tắc tính thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
– Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
Hộ kinh doanh cá thể có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
– Hộ kinh doanh cá thể theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, Hộ kinh doanh có doanh thu tờ 100 triệu/1 năm dương lịch trở lên mới phải nộp thuế.
Quy định về nộp thuế hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cần nắm được quy định nộp thuế hộ kinh doanh để có thể nộp thuế đủ và đúng quy trình. Nhiều hộ kinh doanh đã gặp khó khăn trong quá trình nộp thuế hộ kinh doanh khi chưa nắm rõ quy định về nộp thuế hộ kinh doanh. Pháp luật đã quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục nộp thuế hộ kinh doanh. Dưới đây là quy định về nộp thuế hộ kinh doanh, bạn có thể tham khảo nếu đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục nộp các loại thuế.
Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh áp dụng quy định về nghĩa vụ nộp Lệ phí môn bà theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC như sau:
– Hộ kinh doanh có nghĩa vụ phải nộp lệ phí môn bài trừ các trường hợp được miễn lệ phí môn bài sau đây: Hộ kinh doan có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống; Hộ kinh doan không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; Hộ kinh doan lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động.
– Mức thu lệ phí môn bài đối với Hộ kinh doanh như sau:
+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
+ Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
+ Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
– Hộ kinh doanh (bao gồm hộ khoán, hộ kê khai và cá nhân cho thuê tài sản) không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài, cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định tổng doanh thu năm 2021 từ các nguồn, các địa điểm kinh doanh làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp của năm 2022 và thông báo cho người nộp thuế. Riêng hoạt động cho thuê tài sản doanh thu làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài phải nộp của năm 2022 là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm 2022. Đối với Hộ kinh doan đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm liền trước thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài căn cứ theo cơ sở sản xuất kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề.
– Hộ kinh doanh nộp lệ phí môn bài theo Thông báo của cơ quan thuế. Đối với hộ ổn định từ đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01/2023, thời hạn gửi Thông báo của cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20/01/2022; Đối với hộ mới ra kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/07/2023 (nếu ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm) hoặc chậm nhất là 30/01/2024 (nếu ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm), thời hạn gửi Thông báo của cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với hộ khoán
Khai thuế khoán
– Hộ khoán khai thuế khoán ổn định 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC do cơ quan thuế cung cấp từ ngày 20/11/2021 đến ngày 15/12/2021.
– Ngành nghề kinh doanh khai theo danh mục ngành nghề cấp 4 tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
– Hộ khoán có nhu cầu sử dụng hoá đơn để giao cho khách hàng thì đề nghị cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh. Hộ khoán có trách nhiệm lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Đối với hộ khoán nếu có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.
Nộp hồ sơ khai thuế
– Hộ khoán nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm Mẫu 01/CNKD đến Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế đặt tại UBND xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 15/12/2021.
– Riêng trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm cả hộ đã giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại, hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hộ có biến động trong năm (hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hộ khoán thay đổi ngành nghề, hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm) thì nộp tờ khai thuế mẫu 01/CNKD đến đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
– Hộ khoán đề nghị cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh thì hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;
+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Hướng dẫn nộp thuế khoán
– Hộ khoán nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế qua tổ chức ủy nhiệm thu (nếu có) theo Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
– Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế được gửi đến hộ khoán chậm nhất là ngày 20/01/2022 đối với hộ ổn định từ đầu năm, hoặc ngày 20 hằng tháng đối với hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm và hộ có biến động trong năm. Trường hợp hộ ổn định đầu năm sẽ được cơ quan thuế gửi Thông báo nộp tiền kèm theo Bảng công khai danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng. Trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì không gửi Bảng công khai danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng, hộ khoán truy cập vào Cổng thông tin của cơ quan thuế để tra cứu, đối chiếu, có ý kiến đối với Bảng công khai nêu trên.
– Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc có biến động trong năm thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
– Trường hợp hộ khoán đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn.
– Sau khi nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, hộ khoán được nhận chứng từ nộp thuế là Giấy nộp tiền có xác nhận của Ngân hàng thương mại/Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ xác định hộ khoán đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp hộ khoán nộp qua tổ chức ủy nhiệm thu thì được nhận chứng từ thu thuế từ tổ chức ủy nhiệm thu.
– Hộ khoán có thể nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile thông qua liên kết với ứng dụng thanh toán của ngân hàng.
Hướng dẫn khai, nộp thuế đối với hộ kê khai
Khai thuế
– Hộ kê khai bao gồm: hộ kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai. Tiêu chí để xác định hộ kinh doanh quy mô lớn là doanh thu hoặc lao động sử dụng, cụ thể: trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.
– Hộ kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kê khai trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu kinh doanh theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.
– Hộ kê khai thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 01/01/2022.
– Hộ kê khai thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý theo quy định.
Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai bao gồm:
– Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;
– Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế
Nơi nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai là CCT quản lý trực tiếp nơi hộ kê khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về nộp thuế hộ kinh doanh mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, có phương pháp tính thuế hộ kinh doanh như sau:
– Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Số thuế GTGT phải nộp và số thuế TNCN phải nộp được tính theo công thức sau đây:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN:
Là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề:
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tùy từng ngành, lĩnh vực kinh doanh mà tỷ lệ thuế được quy định khác nhau, cụ thể:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
+ Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.