Nợ quá hạn là thuật ngữ dùng để chỉ khoản nợ mà người vay chưa thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay mượn. Khi khoản nợ đã vượt qua thời gian thanh toán đã thỏa thuận, nó sẽ được coi là quá hạn. Khi nợ quá hạn, bạn có thể phải trả thêm lãi suất quá hạn hoặc phí phạt, làm gia tăng tổng số tiền phải trả. Nợ quá hạn có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn, khiến bạn khó khăn hơn trong việc vay mượn tiền trong tương lai hoặc nhận các sản phẩm tài chính khác. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về nợ quá hạn như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Quy định về nợ quá hạn như thế nào?
Nợ quá hạn mang nhiều ý nghĩa quan trọng, cả về mặt tài chính cá nhân lẫn pháp lý.Tình trạng nợ quá hạn có thể gây ra cảm giác lo âu và căng thẳng về tài chính, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống. Quy định về nợ quá hạn có ý nghĩa quan trọng đối với cả người vay và chủ nợ, và chúng giúp đảm bảo sự công bằng và rõ ràng trong các giao dịch tài chính.
Căn cứ theo Mục 3 Công văn 8631/NHNN-CSTT năm 2023 hướng dẫn về thứ tự thu nợ gốc lãi tiền vay như sau:
Thứ tự thu nợ gốc lãi tiền vay
Câu hỏi 9: Nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là khoản lãi phải trả phát sinh trên dư nợ gốc bị quá hạn của kỳ trả nợ hay là lãi trong hạn của kỳ trả nợ chưa trả? Thứ tự thu các loại lãi trên nợ gốc quá hạn nêu trên?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là các khoản lãi phải trả phát sinh trên dư nợ gốc bị quá hạn của kỳ trả nợ. Thứ tự thu nợ các loại lãi trên nợ gốc quá hạn nêu trên do TCTD và khách hàng thỏa thuận.
Câu hỏi 10: Đối với một khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn, TCTD có bắt buộc phải thực hiện ưu tiên thu nợ của khoản vay bị quá hạn xa nhất hay không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), TCTD và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay; Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) không quy định thứ tự thu nợ các khoản nợ vay khi khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn.
Thông qua hướng dẫn Công văn trên, thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng.
Mặt khác, đối với thứ tự thu nợ đối với các khoản nợ mà khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn thì Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng không có quy định điều chỉnh, cho nên nội dung này sẽ thực hiện theo thỏa thuân.
Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN có quy định thứ tự thu nợ quá hạn trong một số trường hợp dưới đây:
[1] Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ: Tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.
[2] Đối với khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn:
Tổ chức tín dụng thực hiện thu nợ theo thứ tự như sau: Thu nợ gốc đã quá hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, thu nợ gốc đến hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc mà đến hạn chưa trả.
Ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ khi khách hàng không trả được nợ đến hạn hay không?
Quy định về nợ quá hạn, bao gồm các hình phạt như lãi suất quá hạn, giúp khuyến khích người vay thanh toán đúng hạn và duy trì sự ổn định tài chính. Nếu nợ quá hạn kéo dài, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ, như kiện ra tòa hoặc yêu cầu tòa án thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Các quy định này giúp hệ thống tài chính quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo rằng các khoản vay được thanh toán đúng hạn hoặc xử lý một cách hợp lý nếu xảy ra quá hạn.
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí cụ thể như sau:
Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
3. Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm bị tòa án quyết định mở thủ tục phá sản hoặc tuyên bố phá sản, thì việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, bên bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Như vậy, khách hàng không trả được nợ đến hạn thì tổ chức tín dụng có quyền thực hiện biện pháp thu hồi nợ.
Trường hợp sau khi thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
>> Xem ngay: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vũ trường
Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc là bao nhiêu theo quy định?
Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc thường được quy định trong hợp đồng vay mượn giữa người vay và ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Nếu khoản vay không được thanh toán đúng hạn, ngân hàng có thể áp dụng lãi suất quá hạn hoặc phí phạt theo quy định trong hợp đồng. Lãi suất quá hạn thường cao hơn so với lãi suất áp dụng cho dư nợ gốc để bù đắp cho rủi ro và chi phí liên quan đến việc thu hồi nợ quá hạn.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về lãi suất cho vay như sau:
Lãi suất cho vay
…
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
…
Như vậy, nếu khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về nợ quá hạn như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Dư nợ gốc quá hạn bao gồm các khoản sau:
– Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận.
– Số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn do khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
khách hàng bị chuyển nợ quá hạn khi họ không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Việc chuyển nợ quá hạn sẽ thực hiện đối với số dư nợ gốc mà khách hàng chưa trả. Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn nội dung bao gồm:
– Số dư nợ gốc bị quá hạn.
– Thời điểm chuyển nợ quá hạn.
– Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.