Người tố giác là chủ thể cung cấp những nguồn thông tin để khởi động quá trình tố tụng. Và người bị tố giác cũng được ra đời từ đó. Tuy nhiên; người bị tố giác sẽ có quyền và nghĩa vụ gì? Họ được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự? Dưới đây là bài viết của luật sư X về vấn đề trên!
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm về người bị tố giác
Theo khoa học hình sự, người bị tố giác là cá nhân, pháp nhân thương mại bị cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cùng với người tố giác, báo tin về tội phạm thì có người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác
Điều 57 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác. Do đó, ta có thể thấy người bị tố giác có quyền:
- Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng.
Bên cạnh đó; Người bị tố giác phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để người bị tố giác tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoa học hình sự, người bị tố giác là cá nhân, pháp nhân thương mại bị cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cùng với người tố giác, báo tin về tội phạm thì có người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Quyền của người bị tố giác trong tố tụng hình sự được quy định:
Được thông báo về hành vi bị tố giác;Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;Trình bày lời khai, trình bày ý kiến; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;Được thông báo kết quả giải quyết tố giác của cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa
Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định về người bị tố giác trong tố tụng hình sự Việt Nam. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp; Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833.102.102.
Xem thêm: Quy định về cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự