Ủy quyền là một trong những biện pháp giúp cho một số người mà họ không thể tự mình thực hiện được. Việc ủy quyền cho một bên thứ ba là một trong những quy định có nhiều lợi ích của vấn đề này khi tham gia vào các giao dịch dân sự bởi tính tiện lợi của nó. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc không phải bất cứ mối quan hệ pháp luật nào cũng có thể được phép ủy quyền được, mà trong Hôn nhân và gia đình, việc ủy quyền còn phải tùy thuộc vào những trường hợp nhất định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Ly hôn có được ủy quyền không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về ủy quyền
Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Có thể hiểu ủy quyền là cá nhân, tổ chức cho phép cá nhân, tổ chức khác có quyền đại diện, thay mặt mình, thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự, việc uỷ quyền này sẽ mang lại lợi ích hp cho cả bên được uỷ quyền và bên uỷ quyền
Vậy ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn là khách hàng uỷ quyền cho luật sư tham gia, thực hiện các trình tự thủ tục ly hôn với tư cách là người đại diện ,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Ly hôn có được ủy quyền không?
Được phép ủy quyền để làm thủ tục nộp đơn ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, hiện có các cách thức nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương sau đây:
“Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4, Điều 85, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng ly hôn. Do đó, pháp luật không cấm ủy quyền cho người khác nộp đơn ly hôn.
Không được phép ủy quyền tham gia thủ tục tố tụng về tranh chấp ly hôn
Tại Điều 85, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện”.
Như vậy, nếu như ở hầu hết các thủ tục dân sự bình thường thì nếu như không thể tham gia được thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Song trong vấn đề ly hôn bởi liên quan đến quyền nhân thân của cả hai cho nên không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng và trong phiên Tòa, cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ cũng chỉ là người đại diện.
Tuy nhiên, đối với trường hợp liên quan đến nộp đơn khởi kiện hoặc yêu cầu thì có thể ủy quyền cho người khác.
Cần chú ý rằng:
– Đối với trường hợp ly hôn thuận tình: Bắt buộc phải có mặt của 02 người, trường hợp không có một trong hai bên thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự
– Đối với trường hợp ly hôn đơn phương: Có thể có mặt một trong hai bên nhưng phải đáp ứng được các điều kiện:
- Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
- Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
- Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương. Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.
Hồ sơ ủy quyền giải quyết ly hôn
Tuỳ vào mức độ phức tạp của vụ án , vụ việc có thể chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Giấy tờ chung: hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền ly hôn
- Giấy tờ bên khách hàng cần chuẩn bị gồm:
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu của khách hàng
- Giấy chứng minh quan hệ hôn nhân để làm căn cứ ủy quyền.
Thủ tục để ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn
Trường hợp giấy ủy quyền không yêu cầu công chứng, chứng thực thì chúng ta có thể bỏ qua bước này mà tiến hành lập giấy ủy quyền, rồi sau đó các bên ký tên, đóng dấu luôn là hoàn thành thủ tục ủy quyền. Chúng tôi có sẵn mẫu giấy ủy quyền ly hôn đúng quy định pháp luật.
Trường hợp lập hợp đồng ủy quyền phải công chứng thì sẽ công chứng như sau:
“Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”
Sau khi công chứng xong, Luật sư sẽ mang toàn bộ hồ sơ đến Toà án để nộp.
Sau đó, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng nộp tạm ứng án phí, thay mặt khách hàng nhận thông báo thụ lý vụ án hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
Nơi nộp đơn ly hôn
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tòa án là nơi vợ, chồng nộp đơn ly hôn và có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Đồng thời, khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Do đó, vợ, chồng được xác nhận là đã ly hôn khi thực hiện xong thủ tục tại Tòa án và nhận được bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về hòa giải ly hôn đơn phương như thế nào?
- Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn 2023
- Năm 2023 quy định thời gian kháng cáo quyết định ly hôn là bao lâu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Ly hôn có được ủy quyền không chúng tôi cung cấp dịch vụ thủ tục ly hôn Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ly hôn có được ủy quyền không” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ trên đất người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Như phân tích ở trên, hiện nay, pháp luật không cho phép vợ chồng ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong việc giải quyết ly hôn dù là đơn phương hay thuận tình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, pháp luật chỉ cấm việc ủy quyền tham gia tố tụng mà những vấn đề xung quanh việc ly hôn thì pháp luật không cấm. Trong đó có nộp đơn ly hôn.
Do đó, khi ly hôn, vợ, chồng hoàn toàn có thể nhờ người khác nộp đơn ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng cũng như giải quyết việc cấp dưỡng, chia tài sản (nếu có).
Ngoài ra, bên cạnh việc trực tiếp nộp đơn ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền và ủy quyền cho người khác nộp đơn, thực tế, vợ, chồng có thể nộp đơn ly hôn thông qua dịch vụ bưu chính. Quy định này được nêu tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2019.
Như vậy, vợ, chồng có thể ủy quyền cho người khác nộp hộ đơn ly hôn hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền.
Việc đại diện theo ủy quyền trong vụ án ly hôn được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:
Thứ nhất, việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn được quy định tại điều 51, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, luật sư không có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn mà phải là:
Cả hai vợ chồng hoặc là vợ hoặc là chồng
Cha mẹ, người thân thích khác của hai vợ chồng
Thứ hai, căn cứ theo Điều 85, Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về người đại diện trong tố tụng dân sự nói chung và người đại diện trong vụ án ly hôn nói riêng như sau:
“Điều 85. Người đại diện
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
Như vậy trong khoản 4, Điều 85, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 đã quy định khá rõ ràng như sau “đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”.
Như vậy, chúng ta không thể uỷ quyền trong vụ án ly hôn tức là ủy quyền để cho luật sư tham gia tố tụng thay ta được mà phải tự mình lên Tòa giải quyết.
Có thể thấy pháp luật quy định như này với lý do đề cao quyền nhân thân của mỗi người, và ly hôn là một quyết định quan trọng nên bắt buộc phải tự mình thực hiện và tự mình chịu trách nhiệm với quyết định ấy.
Trong tố tụng, Luật sư được làm người đại diện theo ủy quyền trong vụ án ly hôn khi:
Nộp đơn ly hôn giúp đương sự, nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý, thông báo sửa đổi bổ sung đơn xin ly hôn.
Luật sư được uỷ quyền giải quyết ly hôn với vai trò người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tham gia các phiên họp hoà giải, công khai chứng cứ cùng đương sự để hỗ trợ đương sự đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Hỗ trợ, tư vấn cho đương sự trong các phiên họp hoà giải, công khai chứng cứ để đạt được thỏa thuận tối ưu nhất.
Tham gia phiên tòa tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hp của đương sự.