Bí mật kinh doanh là vũ khí lợi hại của các doanh nghiệp trên thương trường trong cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp để đảm bảo bí mật kinh doanh mà đã có những quy định về không làm việc cho công ty đối thủ ngay từ khi bắt đầu thời gian phỏng vấn và trao đổi. Điều này là hoàn toàn vi phạm quy định của pháp luật và làm thu hẹp cơ hội việc làm của người lao động. Dù biết vậy nhưng nhiều người vẫn phải tuân theo những thoả thuận vô lý này để được làm việc. Vậy cách xử lý tình huống này như thế nào? Và quy định về làm việc cho các doanh nghiệp khác ra sao? Mời bạn đón đọc bài viết ‘Quy định về làm việc cho các doanh nghiệp khác” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Đối với trường hợp, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong quá trình thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bí mật kinh doanh là những thủ thuật được sử dụng để kinh doanh, đây được xem như một loại tài sản của công ty và được bảo mật một cách tối đa để tránh việc sao chép thực hiện theo. Cụ thể, theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) có giải thích bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Quy định về làm việc cho các doanh nghiệp khác
Quy định về làm việc cho các doanh nghiệp khác như thế nào? Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Chắc hẳn không ít doanh nghiệp trên thị trường đều có một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh chính đối với doanh nghiệp của mình. Việc để lộ bí mật kinh doanh có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và nguồn sống chính của doanh nghiệp. Nhằm bảo vệ NSDLĐ khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Việc thỏa thuận này không nhất thiết người lao động phải ký vào, theo đó NLĐ có thể từ chối nội dung trên bằng việc thỏa thuận với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu đây là điều kiện tiên quyết nhất định phải ký kết mới có thể làm việc thì NLĐ cần cân nhắc kỹ. Vì khi đã ký NLĐ cần phải tuân thủ quy định đã cam kết kể cả sau khi thôi việc.
Doanh nghiệp có được thỏa thuận không làm việc cho đối thủ?
Việc ngăn cấm NLĐ làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp khác sau khi kết thúc hợp đồng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng bí mật kinh doanh được xem là xương sống của doanh nghiệp này thì có thể thỏa thuận với NLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Theo đó, NLĐ phải cân nhắc một khi đã ký cam kết cần phải tuân thủ quy định trong khoản thời gian và phạm vi nhất định thì mới có thể tham gia cho các doanh nghiệp đối thủ.
Chắc hẳn không ít doanh nghiệp trên thị trường đều có một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh chính đối với doanh nghiệp của mình. Việc để lộ bí mật kinh doanh có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và nguồn sống chính của doanh nghiệp.
Nhằm bảo vệ NSDLĐ khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Việc thỏa thuận này không nhất thiết người lao động phải ký vào, theo đó NLĐ có thể từ chối nội dung trên bằng việc thỏa thuận với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu đây là điều kiện tiên quyết nhất định phải ký kết mới có thể làm việc thì NLĐ cần cân nhắc kỹ. Vì khi đã ký NLĐ cần phải tuân thủ quy định đã cam kết kể cả sau khi thôi việc.
Xử lý người lao động vi phạm cam kết bí mật kinh doanh
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp khi NLĐ vi phạm cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh như đã thỏa thuận thì theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
– Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019.
– Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Mời bạn xem thêm
- Giấy phép kinh doanh hộ gia đình có phải đóng thuế không?
- Quy định về kho chứa phân bón khi kinh doanh cần những gì?
- Xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về làm việc cho các doanh nghiệp khác” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ nhà đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:
– Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
– Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó thì bạn có quyền ký kết nhiều hợp đồng lao động với các công ty khác nhau. Bạn lưu ý phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
– Tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.”
– Đồng thời, tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:
“Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, có thể thấy rằng người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động và bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm, đây là quyền của người lao động.
Việc giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động dựa vào việc tự nguyện căn cứ tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Quy định theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.”
Cùng với đó tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”
Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động người lao động cần chú ý về việc cung cấp thông tin cá nhân của mình cho người sử dụng lao động