Chào Luật sư, theo như sự phân công mới tại công ty, tôi sẽ tiến hành làm ca đêm trong vòng một tháng để giám sát thầu thi công công trình giao thông đường bộ tại quốc lộ 30. Tuy nhiên do lần lầu tiên làm ca đêm nên tôi muốn tìm hiểu các quy định về làm ca đêm trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi quy định về làm ca đêm trong các doanh nghiệp Việt Nam thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về làm ca đêm trong các doanh nghiệp Việt Nam. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thời giờ làm việc bình thường tại Việt Nam là mấy giờ?
Thời giờ làm việc bình thường tại Việt Nam giao động 8 tiếng một ngày và không quá 48 tiếng một giờ. Còn đối với giờ làm việc tại Việt Nam thường chia ra 04 ca làm việc. Ca 01 bắt đầu từ 6:00 sáng đến 14:00 chiều, ca 2 bắt đầu từ 14:00 chiều đến 22:00 tối, ca 3 bắt đầu từ 22:00 đến 6:00 sáng, ca hành chính bắt đầu từ 7:30 hoặc 8:00 sáng đến 16:30 hoặc 17:00 chiều hoặc 18:30 chiều. Thời gian làm việc tại các doanh nghiệp tại Việt Nam thường sẽ có sự khác nhau chính vì thế khi đi làm việc tại một công ty nào đó bạn phải tìm hiểu giờ làm việc của công ty đó, văn hoá, quy định về thời gian làm việc tại công ty để sắp xếp thời gian làm việc của bản thân sao cho hiệu quả nhất.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Quy định về làm ca đêm trong các doanh nghiệp Việt Nam
Quy định về làm ca đêm trong các doanh nghiệp Việt Nam là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tại Việt Nam lúc ban đầu thành lập thường sẽ dựa vào quy định của pháp luật lao động ước tính thời gian làm việc vào ban đêm sẽ là từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Đối với thời gian làm việc ban đêm, thì chế độ của người sử dụng lao động sẽ khác với chế độ của người làm việc ban ngày. Chính vì thế khi các doanh nghiệp quy định thời gian làm việc vào ban đêm cần chú ý đến việc tính thời gian nghỉ ngơi và tiền lương của người lao động trong khoảng thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm như sau:
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Tiền lương giờ ca đêm được tính ra sao?
Để các doanh nghiệp có thể tính tiền lương giờ làm ban đêm cho người lao động có sự thống nhất trên phạm vi cả nước, pháp luật Việt Nam đã quy định thời gian tính tiền làm giờ ca đêm cho người lao động làm việc thông thường và người lao động hưởng lương theo sản phẩm. Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính bằng cách cộng tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường sau đó nhân với mức 30% (hoặc % cao hơn tuỳ vào quy định ưu đãi của đơn vị doanh nghiêp quy định) và sau đó nhân với số giờ làm việc vào ban đêm.
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức sau:
– Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | x | Số giờ làm việc vào ban đêm |
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này.
– Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | + | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | x | Số sản phẩm làm vào ban đêm |
Tiền lương làm thêm giờ ca đêm được tính như thế nào?
Không chỉ có làm việc ban ngày người lao động mới tăng ca, mà đôi lúc làm thêm ban đêm người lao động cũng sẽ phải bắt buộc tiến hành tăng ca làm việc. Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải có một chính sách về việc giải quyết và tính toán tiền lương tăng ca ban đem cho người lao động tại Việt Nam. Mức nhân hệ số khi tăng ca làm thêm vào ban đêm khi tính tiền lương có thể dao động từ ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%. Mức tính lương cao như thế bởi khi làm việc trái múi giờ lao động thông thường người lao động thường sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân từ đó ảnh hưởng đến việc sinh hoạt trong đời sống thường ngày tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm việc vào ban đêm như sau:
– Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
iền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
– Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về làm ca đêm trong các doanh nghiệp Việt Nam″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
– Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
– Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
– Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
– Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
– Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
– Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
– Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.