Từ ngày 25/10/2022 Ngân hàng Nhà nước có sự điều chỉnh về lãi suất cho vay. Mức lãi suất trần và sàn được tính bằng đồng Việt Nam đồng đều có sự thay đổi. Điều này yêu cầu cấc tổ chức tính dụng, các tổ chức cá nhân có nhu cầu vay vốn phải có sự chuẩn bị và tìm hiểu về những điều chỉnh này. Để giúp các độc giả của Luật sư X có thêm cái nhìn khái quát về những quy định về lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước mới nhất mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi. Mong rằng có thể cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về sự điều chỉnh lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước năm 2023.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 1813/QĐ-NHH
Lãi suất là gì?
Lãi (hay còn gọi là lời) là phần giá trị thu được từ việc sử dụng dịch vụ hoặc tiêu thụ hàng hóa so với giá thành thực của sản phẩm. Lãi được chia làm hai loại là lãi thực tế (lãi thu được sau khi trừ hết các chi phí vận hành thực tế trong quá trình tạo ra sản phẩm) và lãi kế hoạch (dự kiến thu được trong một khoảng thời gian).
Lãi suất (ký hiệu I/m) là tỷ lệ phần trăm của tiền vốn gửi vào/cho vay mà đơn vị nhận gửi tiền/người vay có trách nhiệm phải trả cho người gửi tiền/người cho vay trong một khoảng thời gian đã xác định, thông thường được tính theo năm. Người gửi tiền, người đi vay có thể là cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hoặc ngân hàng và ngược lại. Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ đầu tư sinh lời mà bên gửi tiền, bên cho vay tiền nhận được từ số tiền vốn gốc.
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thức tế và theo đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.
Lãi suất là một trong những công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhay và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Mức lãi suất cho vay tối đa của ngân hàng từ 25/10/2022 là bao nhiêu?
Từ ngày 25/10/2022 lãi suất cho vay tối đa của Ngân hàng có sự điều chỉnh. Điều này giúp điều tiết lại nền kinh tế. Ngoài ra việc điều chỉnh lãi suất cho vay cũng giúp các ngân hàng mở rộng nguồn vốn vay. Theo Quyết định 1813/QĐ-NHH thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.
- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.
Mức lãi suất cho vay trước ngày 25/10/2022 thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1813/QĐ-NHH thì lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay.
Quy định về lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước cũng có bảng lãi suất riêng dành cho các ngân hàng thương mại. Việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lãi suất cho vay sẽ giúp cho việc cân đối lãi suất và kích hoạt các ưu đãi trên thị trường tài chính trở nên soi động hơn. Việc can thiệp này của ngân hàng nhà nước là hoàn toàn cần thiết và thiết thực Đối với từng mục đích vay khác nhau, từng ngành nghề khác nhau, từng tổ chức khác nhau thì mức lãi suất là khác nhau. Dù vậy ngân hàng nhà nước cũng tạo điều kiện cho các tổ chức có nhu cầu vay được vay với mức lãi suất hợp lý. Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:
– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;+) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
– Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
– Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
– Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Mời bạn xem thêm
- Năm 2023 thực hiện đính chính lại sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?
- Quy định chi tiết về đất trồng lúa nước còn lại là gì
- Vì sao lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất chiết khấu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tài chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Lãi suất cơ bản được nhắc đến trong Luật Ngân hàng nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/10/1998, tuy nhiên lãi suất cơ bản được công bố chính thức lần đầu vào ngày 02/08/2000 tại Quyết định 242/2000/QĐ-NHNN. Theo đó, tại thời điểm lần đầu được công bố, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là 8%/năm.
Từ ngày 05/8/2000 đến ngày 31/5/2002, mức lãi suất cơ bản được cộng với biên độ từ 0,3 – 0,5%/tháng để làm cơ sở tính lãi suất cho vay đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng. Đến tháng 06/2008, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 1317/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, mức lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm (mức cao nhất từ trước đến nay).
Sau một thời gian áp dụng mức lãi suất trên, do nhiều biến động của thị trường tài chính và tiền tệ nên mức lãi suất cơ bản 14%/năm không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, ngày 27/10/2010, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 2561/QĐ-NHNN quy định lại về mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước, theo đó mức lãi suất cơ bản được giảm xuống còn 8%/năm.
Đến ngày 29/11/2010, Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định 2868/QĐ-NHNN tiếp tục ban hành QUyết định 2868/QĐ-NHNN để chiều chỉnh mức lãi suất cơ bản lên 9%/năm. Đây là mức lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước công bố và áp dụng đến nay.
Vì vậy, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước năm 2023 vẫn được áp dụng theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thức tế và theo đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.
Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vạy dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Đây là các đối tượng khách hàng ít có khả năng vỡ nợ nên ngân hàng có thể tính lãi suất cho các doanh nghiệp này với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ được tính cho các khách hàng có khả năng vỡ nợ cao hơn khi vay tiền.
Lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn.